Bất kể ai, cũng đã từng có những phút giây ngẫu hứng. Con người là như vậy, chợt đến, lại chợt đi không không để lại gì, khiến lòng ta bâng khuâng giây lát. Nó là cái gì nhỉ! Có lẽ không cần cố tìm hiểu xem vì sao có được phút giây đó, chỉ cần biết rằng nó thật đáng quý biết chừng nào.
Ghi lại được “ngẫu hứng” cuả mỗi người trong chúng ta, thật hay biết mấy, đó là mong muốn cuả tiêu đề này, mời mọi người cùng xem cho vui.
Mời mọi người xem họa sỹ người Nga VLADIMIR VOLEGOV vẽ những bức tranh thật tuyệt vời. ( bấm vào đường linh dưới )
http://www.google.com/search?q=www.volegov.com&hl=en&client=safari&rls=en&prmd=ivns&source=univ&tbm=vid&tbo=u&ei=xnh8TpSwNOSaiQfI2oHHDg&sa=X&oi=video_result_group&ct=title&resnum=3&ved=0CCQQqwQwAg
http://www.youtube.com/watch?v=UdRIbCP4N4Q
Và đây là màn biểu diễn xiếc tuyệt vời:
http://youtu.be/BOjOGKu3jTc
Bấm máy để thay lời
LỊCH DÙNG SUỐT ĐỜI
Mời mọi người, mỗi khi cần tra ngày tháng, âm lịch, dương lịch xin vào đường linh dưới để xem, với bất kì năm nào . Thật là tiện ích, có thể dùng suốt đời.
đây là luận án tiến sĩ của anh Hồ Ngọc Đức, (ở Đức).
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/
VẼ TRANH TUYỆT VỜI !
Mời mọi người xem họa sỹ người Nga VLADIMIR VOLEGOV vẽ những bức tranh thật tuyệt vời. ( bấm vào đường linh dưới )
http://www.google.com/search?q=www.volegov.com&hl=en&client=safari&rls=en&prmd=ivns&source=univ&tbm=vid&tbo=u&ei=xnh8TpSwNOSaiQfI2oHHDg&sa=X&oi=video_result_group&ct=title&resnum=3&ved=0CCQQqwQwAg
NGHỆ THUẬT
Mùa hè vừa qua, hai mẹ con rủ nhau vẽ tranh, mục tiêu chính để cậu con trai có bạn ngồi sáng tác cùng! Kết qủa hai mẹ con có được một lô tác phẩm để trưng bày. Bửu tâm hỏi: còn bố Yên có vẽ không! Có chứ, thế là bố Yên lấy tấm bảng Bửu Tâm dùng để pha màu, sau một phút ngẫu hứng, nghiền ngẫm, thêm, bớt. Cuối cùng bố Yên cũng có tác phẩm lấy tên là “Avatar”. Cũng đẹp đấy chứ nhỉ !
Đến chơi nhà anh bạn, anh có rất nhiều cây cảnh đẹp, là đại gia nên anh sẵn sàng bỏ tiền ra mua những chậu bonsai tuyệt đẹp. Còn nhớ hội hoa xuân năm nào, nghe ở Huế có trưng đôi bonsai phi lao đẹp lắm thế là anh bay vào, không biết tiền bao nhiêu nhưng hai tuần sau đã thấy bày ở nhà anh rồi!
Vừa đón tôi ở cổng anh đã nói: buồn qúa Yên ạ, cây trà đẹp thế mà không hiểu sao nó chết mất rồi! Nhìn ngắm gốc trà cổ thụ, dễ có tuổi ngót trăm năm, đẹp thế mà chết thật uổng. Tôi bảo anh: thôi anh ạ, cái thời đẹp nhất của nó đã qua rồi, Yên sẽ tạo cho nó một nét đẹp khác để lưu lại với đời. Ngạc nhiên, không hiểu bạn mình sẽ làm gì với cái cây chết khô này nhưng anh cười và rất tin tưởng bạn mình không nói chơi. Anh cho người chở cây trà đến cho tôi. Sau vài tuần ngẫu hứng, tôi đã có tác phẩm mới "tuần lộc" để trưng bày trong nhà rồi .
Vừa đón tôi ở cổng anh đã nói: buồn qúa Yên ạ, cây trà đẹp thế mà không hiểu sao nó chết mất rồi! Nhìn ngắm gốc trà cổ thụ, dễ có tuổi ngót trăm năm, đẹp thế mà chết thật uổng. Tôi bảo anh: thôi anh ạ, cái thời đẹp nhất của nó đã qua rồi, Yên sẽ tạo cho nó một nét đẹp khác để lưu lại với đời. Ngạc nhiên, không hiểu bạn mình sẽ làm gì với cái cây chết khô này nhưng anh cười và rất tin tưởng bạn mình không nói chơi. Anh cho người chở cây trà đến cho tôi. Sau vài tuần ngẫu hứng, tôi đã có tác phẩm mới "tuần lộc" để trưng bày trong nhà rồi .
NON BỘ
Ngọn núi có trong vuờn từ ngày đầu tiên, và cũng là điểm nhấn chính của bố cục vườn. Tôi đã phải ra tận Ninh Bình chọn đá. Đá lũa Ninh Bình có một nét đẹp riêng, hoàn toàn tự nhiên, không hề có bàn tay con người đẽo gọt, mỗi hòn đá mỗi vẻ, cả bãi đá hàng trăm hòn biết chọn hòn nào cho hợp với mảnh vườn của mình! Chính vì vậy mà phải bay ra tận nơi có đá, nhìn ngắm, lựa chọn, rồi mới tìm được hòn non bộ ưng ý mà thiên nhiên ban tặng. mà đâu đã xong, vấn đề chuyên chở mới kì công, hòn đá nặng gần 4 tấn, phải có xe chuyên dụng, xe cẩu và di chuyển gần 2000km từ Bắc vào Nam. Về đến nhà phải cẩu vào đúng vị trí, chèn đổ bê tông móng, nếu không đam mê thì làm sao thực hiện được. Nhìn ngọn núi nằm yên ổn trong vườn lòng thở phào nhẹ nhõm, công việc bây giờ là chăm chút tác phẩm sao cho có hồn. Cây cối trồng trên núi phải lựa chọn cho thích hợp, và phải chăm sóc thường xuyên cho đến khi bộ rễ cắm được xuống đất thì lúc đó mới yên tâm là nó sống cùng với hòn non bộ.
Bốn năm trôi qua, hòn non bộ đã có nét đẹp của thiên nhiên thu nhỏ, cây đã bám chặt vào núi, xong dưới chân núi vẫn còn chờ đợi một cái gì đó mới thật hoàn chỉnh, mới kết thúc bức tranh hoàn hảo. Nó là cái gì! Vẫn chưa có lời giải. Hôm vừa rồi vô tình đi qua hàng gốm, chợt thấy mấy ngôi nhà sàn bằng gốm Phù Lãng sao đẹp thế mà tỷ lệ cũng vừa với hòn non bộ, thế là có tác phẩm rồi. Có cảm hứng rồi. Mất một tuần lăn lộn với đủ loại vật liệu, cây cỏ và bây giờ đã có thể trình làng được rồi. Mời mọi người vào xem và cho lời nhận xét.
NHỮNG BỨC TRANH SỐNG ĐỘNG
Chúng ta rất ấn tượng mỗi khi xem thể loại tranh thủy mạc của Trung Quốc. Và càng sững sờ hơn khi thấy các nhân vật trong tranh hoạt động. Mời mọi người “thư giãn” mươi phút, thưởng thức loại hình nghệ thuật này qua đường link dưới đây do anh Rư chuyển về :
http://www.youtube.com/watch?v=UdRIbCP4N4Q
Và đây là màn biểu diễn xiếc tuyệt vời:
http://youtu.be/BOjOGKu3jTc
LẬP XƯỞNG MỘC
Ngày còn ở Lê Hồng Phong, nhà có 3 lầu, mỗi lầu 3 phòng, cả nhà chỉ ở đến lầu 2, còn lầu 3 chưa biết dùng làm gì. Từ hồi mới ra trường, tôi đã “mơ” có một cái xưởng mộc con con, để có thể làm lấy một số công việc trong nhà, mà không cần phải thuê thợ, vốn được coi là khéo tay nhất nhà mà. Thế rồi mong ước đó cứ theo ngày tháng lớn dần lên, nhưng vẫn chỉ trong đầu, mà chưa thành hiện thực. Thế là lần này quyết định lập xưởng trên lầu 3, tuy hơi ngược đời, nhưng đã “nổi hứng” rồi, vợ chỉ không ưng nhưng cũng không cản. Vậy là cái xưởng “mini” ra đời và theo tôi qua các cuộc chuyển nhà, đến đâu cũng có một chỗ dành cho nó. Mà vui lắm, tôi sắm sửa cho cái xưởng mộc “mini” này toàn những máy móc của Japan cũng mini, từ cái máy cưa đa năng cơ bản của xưởng cho đến các loại khoan, bào, đánh nhám, làm mộng… tất cả đều chiếm một chỗ gọn gàng trong xưởng.
Nhìn sản phẩm, cây đèn bằng gỗ. Cậu Tiến, thợ mộc cũ của tôi đến chơi, cho rằng người thợ nào, phải có tay nghề bậc 5 mới có khả năng làm ra sản phẩm này. Khi nghe tôi làm lấy từ A đến Z kể cả phần ráp điện, chàng ta không tin, nhưng khi nghe giới thiệu có 5 chàng thợ, tay nghề bậc 7, chính là 5 cỗ máy nhỏ đã làm cùng tôi thì cậu Tiến phục lắm và hiểu rằng: với độ chính xác cuả máy, cộng với cái đầu cuả KTS thì cái gì mà chẳng làm được! Sướng không.
Mỗi lần thấy tôi trong xưởng, mồ hôi chảy dòng dòng, lấm lem bụi gỗ, thì vợ lại than: Anh làm gì cho khổ, thuê mấy người thợ cho xong. Tôi cười: đây là thời gian “ngẫu hứng” sướng nhất, sau những buổi lên lớp dạy học của tôi đấy ạ!!! Nhìn những sản phẩm do chính tay mình làm ra thì còn gì xướng bằng.
Tuy vậy cái “ngẫu hứng” loại này không giống “ngẫu hứng” của anh họa sỹ hay nhà thơ với những phút giây lãng mạn. “tai nạn nghề nghiệp” luôn rình rập khi ta sao nhãng. Có một lần, đang dùng một tay giữ 2 miếng gỗ, còn tay kia bơm keo “con chó” để gắn liên kết. Chợt nghe tiếng gọi, ngửng lên xem ai, trong khi tay kia vẫn bơm keo, thế là keo đã gắn chặt luôn cả tay tôi với miếng gỗ! hoảng hồn nhưng đã muộn, tìm mọi cách mà vẫn không sao tách rời ngón tay cái ra khỏi miếng gỗ. Sau một tiếng đồng hồ đã phải làm cái việc khủng khiếp, là tự tay mình, dùng dao sắc cắt dần lớp da đã bị dính keo ra khỏi ngón cái, đau đớn và chảy máu cũng đành phải chịu thôi “mình làm mình chịu” mà. Nhưng dù sao vẫn là những phút giây “ngẫu hứng” của chính mình.
KHÙNG KHÙNG
Nhà đang có bể kính nuôi cá rất đẹp. Trong hồ là mấy loại cá quý, cá đĩa và ông tiên. Một hôm lên phố, qua quận 5, tạt vào hàng cá chợt thấy có mấy hồ “thủy sinh” lần đầu trông thấy!!! đẹp như một bức tranh, hỏi thì biết rằng họ vừa nhập từ Hồng Kông về để thăm dò thị trường. Mỗi loại rong rêu trong bể, có một vẻ đẹp huyền bí, khó tả, màu sắc thì khỏi chê, có loại lá sen đỏ như máu, hút hồn người xem. Tôi ngồi miết cả buổi sáng, và tìm hiểu về kỹ thuật nuôi trồng, rồi kết luận phải chơi thôi!!! Thế là về nhà, bỏ hết cá để chơi rong, vì cá chỉ là phần phụ trong bể “thủy sinh”. Thế là bao nhiêu cá quý cho hết, người được cho cũng không hiểu vì lí do gì! Đúng là khùng.
Công việc chuẩn bị cho hồ “thủy sinh” không đơn giản chút nào, trang thiết bị phải sắm lại từ đầu, từ khâu sỏi, cát đến khâu bón phân, nhà hàng cung cấp cho mình, về tự lo bố cục địa hình trong bể theo ý mình.
Cây lại không cần oxy mà là cacbonic nên phải đi kiếm bình nén khí cácbon, rồi lại còn phải chuẩn bị dàn đèn “sun light” thay ánh sáng mặt trời thì cây mới phát triển và cho mầu đẹp được.
Khâu cuối cùng là chọn cây, lúc này mới thấy giá của sự “khùng”, một ngọn rong thường cũng 50.000đ/ngọn, đẹp thì từ vài trăm cho tới 1.000.000/ngọn. Đã mê rồi vẫn phải mua thôi.
Sau khi hoàn thành hồ “thủy sinh” thì đúng là mãn nguyện, đẹp như mơ, nhất là mỗi khi bơm khí cacbon vào hồ, sau 10 phút, cây như bắt đầu sống dậy, trên mỗi ngọn rong rêu có bọt khí tụ lại lăn tăn như những viên ngọc, hàng trăm hàng nghìn viên long lanh, thật bõ công chăm sóc. Đã có lúc tôi ngồi hàng giờ để ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên này.
Có một sáng, khi ra mở cửa sắt ngoài cổng, bỗng một tốp người, chắc trong lúc đang đợi xe khách, có nhìn qua cửa sắt và thấy hồ “thủy sinh” tôi bầy trong nhà, người bảo là giả, người cho là thật, thế là họ “cá” nhau và đang đợị chủ nhà “phân sử”.Tôi cười: trời ơi, cây thật đấy ạ, ai chơi giả làm gì, cho phí công. Thế là nhóm cho là cây thật thắng cuộc, nhưng tất cả đều hài lòng và nói chưa thấy cái hồ kiểng nào đẹp như thế!!! Sướng cho phút “ngẫu hứng” chưa.
NGẪU HỨNG TRẺ THƠ
Nhà ở Phú Mỹ Hưng có điều thú vị là sự an ninh của khu vực. Trẻ con ra đường, người lớn rất yên tâm. Buổi tối, sau bữa cơm, Bửu Tâm thường hay lấy xe đạp làm một “cuốc” thư giãn trước khi ngồi vào bàn học. Hôm đó thấy con đi về, chân tay, mặt mũi xây sát, lấm lem??? Chắc bị tai nạn rồi, thật khổ! Nhưng nhìn chàng ta lại thấy mỉm cười và tỉnh bơ!!! Lạ thật. Sau một hồi chàng mới thú thật: Hôm nay đạp xe ra đường, thấy trời mát quá, gió thổi vù vù hai bên tai, con nghĩ chắc nhắm mắt lại sẽ thú vị lắm, giống như đang bay, thế là nhắm mắt mà chân…vẫn đạp. “rầm” xe đâm vào lề đường mà chàng vẫn chưa tỉnh giấc mơ!!! Được bay, đúng là trẻ thơ.
XUÂN VỀ
Nhìn tiết trời Hà Nội sau Tết: sương mù, mưa phùn, gió bấc. Ngó lên cây, chợt thấy thế giới cỏ cây, đang chuyển mình thức giấc! thế là “ngẫu hứng” ôm máy lên đường, ghi lại khoảnh khắc khi Xuân sang, để xem chơi. Bác Khải vừa chuyển cho blog một phút giây ngẫu hứng.
" Thất Thập cổ lai hy "
Bẩy mươi xưa nay hiếm
Ngày ngày vẫn chinh chiến ...
Cùng với con ngựa già
Một khoảnh khắc thoáng qua
Ồ ! Mùa Xuân đã tới
Hàng cây thay áo mới
Khoe hương sắc với đời
Bấm máy để thay lời
Ghi lại từng dấu ấn
Vài hình với điểm nhấn
HÀ NỘI lúc xuân sang
Xuân Tân Mão 2011
Phạm Khải
Mưa xuân trên phố Mai Xuân Hưởng |
Mơn mởn sắc Xuân |
Hoa Sưa ai bảo đã xưa. Tinh khôi mầu trắng như vừa tuổi yêu |
Bình minh trên Hồ Tây |
Hoa Ban tím trên đường Bắc Sơn |
Buổi sớm trên hồ Hoàn Kiếm |
Sương giăng giăng phủ Tháp Rùa. Bằng Lăng hé lộc như đùa với Xuân |
Tiết trời vẫn lạnh giá. Cây khẳng khiu trút lá. Lộc non đang hé nở. Cuộc sống mới đẹp sao. |
Rặng si già soi bóng bên hồ Bách Thảo |
Tôi rất thích chùm ảnh ngẫu hứng của bác Khải. Nhưng lâu quá rồi không thấy bác "ngẫu" nữa. Sao vậy?
Trả lờiXóa