CÁC ANH CHỊ EM.




Sáu anh chị em : Vĩnh - Oanh - Nga - Yên - Ngà - Đường ( thiếu Khải - Hiền )
                     
 ANH ĐƯỜNG
Anh là anh cả của chúng tôi.1954 lúc chính phủ ta sắp về tiếp quản Hà Nội thì có đợt tổng động viên lớn của quân đội Fáp, ngày ngày chúng đi lùng sục khắp phố phường để bắt lính. Không may cho anh, chúng bắt được anh trong một lần vây ráp, chúng đưa ngay về doanh trại và đưa thẳng xuống Hải Phòng để lên tàu vào Nam. Thế là từ đó anh em chúng tôi xa nhau, lúc đó tôi mới 7 tuổi. Kí ức về anh chỉ mờ nhạt trong tôi, gia đình bặt tin anh cho đến ngày giải phóng 1975. Năm 1986 mẹ bị tai biến anh cùng vợ ra thăm bố mẹ  
Đà Lạt 1961
Chị Ngọc
Chị Ngọc cùng các cháu Loan - Hải - Hạnh
Tại sân bay Soc Trang 1962
Anh Đường cùng vợ chồng anh Đĩnh con bác Trưởng
Anh Đường với gia đình anh Đĩnh ở Đà Lạt 1961
Anh Đường ở Sóc Trang 1956
Anh Đường ở Bắc-Mỹ Thuận 1956
Cháu Hải (có chấm đỏ) học sinh tiểu học
 CHỊ NGA  
Chị Nga 1952
1953
Vẽ tranh Hai bà Trưng ( 1953 )
Anh Sinh Chị Nga Trong ngày cưới tại Pháp ( 2/9/1954 )
Hạnh phúc
Nhà chị Nga anh Sinh
Kỉ niệm đám cưới vàng: anh Sinh - chị Nga ( MC. Yên )
Đại gia đình
Yên - chị Nga
Gia đình Yên với chị Nga anh Sinh 
Đến chúc tết nhà giáo sư Hối
Triển lãm tranh của họa sỹ Phạm Thị Nga Tại Sài Gòn 
Tranh hai mẹ con, người mẫu là chị Ngà 


                               Chị Nga - anh Đường ở nhà Trần Quốc toản trước khi bị bắt lính (1953)

                                                         Chị Nga - chị Ngà, hai bà chị hồi trẻ
        Ai đây ? Ông bảo đấy là ảnh ông chụp anh Đường với chị Nga vừa mới tắm xong !


CHỊ NGÀ





BÀI DỰ THI :
NÉT ĐẸP NGƯỜI HÀ NỘI
CÔ NỮ SINH TÀI HOA NĂM ẤY
(Trích từ Báo Phụ Nữ Thủ đô – Số 39 (720) Từ 29-9 đến 6-10-2004)
Ngày 19/5/1955, lần đầu tiên nhân dân ta tổ chức mừng thọ Bác Hồ, nữ sinh trường nữ học Trưng Vương nô nức viết thư chúc mừng và một đoàn học sinh giỏi được cử lên Phủ Chủ Tịch tặng quà Bác. Trong số quà tặng ấy có bức ảnh Bác Hồ làm bằng các loại hạt ngũ cốc của Việt Nam. Tác giả của bức ảnh có một không hai ấy là cô nữ sinh 17 tuổi Phạm Thị  Ngà. Một hôm Ngà nêu ý nghĩ: ”Bố ạ, con phải làm một tặng phẩm gì để tặng Bác Hồ. Con định làm một bức ảnh bác, bằng các loại hạt ngũ cốc cuả Việt Nam”. Ý nghĩ đó được ông bố, họa sỹ Phạm Hậu ngợi khen và gợi ý cho con đi mua một bức ảnh màu của Bác để dựa vào đó tuỳ theo độ đậm nhạt mà gắn các loại hạt cho phù hợp. Thế là Ngà đã dùng các loại hạt: gạo tẻ, nếp cẩm, tám, dự, các loại hạt thóc của nhiều giống lúa, các loại ngô nếp, tẻ, các loại hạt đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương, các loại hạt kê, vừng…dựng thành một bức tranh tuyệt vời, đầy sáng tạo và giàu thẩm mỹ. Ngà không được ở diện học sinh giỏi lên thăm Bác, nhưng Bác muốn được gặp tác giả của bức tranh có một không hai kia. Thế là Ngà được lên gặp Bác cùng với đoàn học sinh giỏi Việt Nam và một đoàn học sinh giỏi Trung Quốc. Ngà được Bác trực tiếp hỏi chuyện và vuốt má khen: “Cháu khéo tay lắm”. Về nhà kể chuyện lại, bạn bè trêu Ngà: “Phải giữ gìn và bảo vệ cái má đó nghe không?”. Nhắc lại kỉ niệm xưa mà cảm xúc của Ngà còn tươi nguyên sự hồi hộp ngày nào. Nó ngây thơ trong trẻo như chưa ý thức được tài năng của mình. Ngà rất xúc động bảo  tôi: bao nhiêu người vào sinh ra tử chỉ mong một lần gặp Bác mà không được, trong khi mình chỉ là một cô học trò bình thường lại được Bác hỏi han.
Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5/1955 Chị Ngà (người có dấu chấm đỏ) tác giả bức tranh chân dung Bác Hồ bằng ngũ cốc, được lên Phủ Chủ Tịch gặp Bác.
Bác Hồ chia kẹo cho các cháu
Tháng 5/1956, lần đầu tiên Hội LHPN Việt Nam tổ chức triển lãm, Ngà được mời làm bức ảnh thứ 2. Sau đó, mỗi khi có đoàn khách nước ngoài đến thăm Việt Nam, Ngà lại được giới thiệu là tài năng trẻ học sinh. Ngà làm thêm một bức ảnh lãnh tụ Liên Xô, một bức lãnh tụ Trung Quốc khi các đoàn bạn đến thăm trường. Vì bức ảnh được triển lãm mà nhiều người hâm mộ Ngà. Các anh bộ đội đã gửi thư về ngỏ ý muốn được biết mặt người họa sỹ tài năng. Sau đó, do thành đoàn yêu cầu, Ngà lại sáng tạo một mô hình “Búp măng non” kết toàn bằng hoa cùng với 100 em thiếu nhi do thành đoàn cử đến cùng làm và mô hình đó được dẫn đầu đoàn diễu hành ngày 2/9 năm đó.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học ở trường trung học Trưng Vương, Ngà thi vào điện ảnh và được tuyển vào làm ở xưởng phim hoạt hình búp bê Hà Nội. Ngà đã  cùng chồng là hoạ sỹ kiêm đạo diễn Nguyễn Hữu Hồng rất tâm đắc với nghề. Ngà công tác ở xưởng phim hoạt hình búp bê Hà Nội 23 năm, sau chuyển vào làm tiếp ở TP Hồ Chí Minh gần 10 năm. Cả cuộc đời công tác Ngà làm được gần 40 phim búp bê hoạt hình.
Năm 1979, Ngà được cử sang Nga tham quan và học nghề ở xưởng phim hoạt hình mới thấy bạn sản xuất được nhiều phim là do có nhiều người trong nhiều bộ phận như: mộc, cơ khí, may quần áo búp bê… Còn Ngà, sau khi được ông thợ mộc giao cho con búp bê thô, Ngà phải tiếp tục làm tất cả các công đoạn còn lại. Sống trong một gia đình có bố và các  em làm họa sĩ lại thêm cô dâu Diệu Thuần. Còn phía gia đình nhà chồng có 4 anh em quay phim, đạo diễn và cô dâu Như Quỳnh, Ngà có đầy đủ điều kiện để phát huy tài năng sẵn có từ thuở thiếu thời.
Năm nay cô nữ sinh tài hoa ngày xưa ấy đã là bà nội, bà ngoại, sắp bước vào tuổi “cổ lai hy” nhưng lúc nào cũng hồ hởi, lạc quan trong cuộc sống.  
BÙI KIM CHI
Chuẩn bị về nhà chồng

Lên xe hoa cùng hai người bạn thân, chị Vân và chị Tuyết 
Kỉ niệm 20 năm ngày thành lập xưởng phim hoạt hoạ búp bê
Mời bố đến thăm nhà
Bữa cơm thân mật

Chị Ngà tiếp Chủ tịch Trường Trinh đến thăm xưởngphim hoạt hoạ búp bê
Sang Mỹ thăm gia đình cháu Tùng
Trong phòng khách nhà cháu Tùng
Cùng gia đình chú Hiền đi chơi 
Đại gia đình nhà anh Nguyên

Anh Nguyên tuy là nhà quay phim, nhưng lại mê hội họa nên rất say sưa vẽ, anh đã tổ chức triển lãm tranh, dưới là một số tranh cuả anh với các loại chủ đề 





  

CHỊ NGÀ ĐI TÂY

Chuyến đi tây cuả chị Ngà hồi ấy rất đặc biệt. 1979 Chị được cử sang Nga để tham quan và học tập tại một xưởng phim hoạt hình. Tiếng Nga không biết nhưng sẽ có người trong đoàn giúp đỡ thế là lên đường. Tiết trời lúc đó bắt đầu sang Đông, nên cũng đã chuẩn bị áo lạnh, khá đầy đủ. May trong đoàn có thêm một cô nữa cũng lần đầu ra nước ngoài nên hai người đi đâu cũng có nhau cho khỏi sợ.
Từ sân bay về thẳng khách sạn, hai cô được bố trí một phòng, đây cũng là lần đầu xa nhà của hai người nên run lắm, Thấy vậy, cậu hướng dẫn ghi cho địa chỉ và dặn: Có chuyện gì cứ gọi cho em nhé rồi ra về. Từ đó bắt đầu chuyến “phiêu lưu ký” cuả hai bà chị.
HÓC KHOÁ

Đầu tiên hai người bảo nhau, phải khoá cửa cho chặt vì thấy xung quanh chỉ toàn “tây” cả thôi, thế là cửa có bao nhiêu khoá, khoá bằng hết. Không biết có gì trục trặc không, hoặc do chưa quen, mà khi muốn ra khỏi phòng thì không sao mở được nữa! Làm cách nào cũng thua, sợ quá hai bà gào thét, đấm cửa chỉ nghe thấy tiếng “sì sồ” chẳng hiểu gì cả. Mồ hôi toát thẫm áo mặc dù là muà Đông, nghĩ đến cảnh bị giam trong phòng không có ai biết mà run sợ. Bỗng chợt nhớ đến vị “cứu tinh” đang nằm trên tờ giấy còn để trên bàn, thế là hộc tốc gọi điện cầu cứu, mừng hú lên vì nghe thấy giọng nói bên kia, chắc không gọi được thì không biết còn nước mắt nữa không. Ở xa hơn 50km, cậu ta gọi  về khách sạn yêu cầu giúp đỡ, và dặn hai chị cứ yên tâm. 10 Phút sau, thấy tiếng động bên ngoài, và sau vài phút cửa được mở, chẳng biết hai chú “tây” nói gì nhưng cửa đã mở thế là sống rồi, mừng hơn bắt được vàng. Thoát chết.
ĐI ĂN

Mỗi khi đi xuống nhà ăn, hai bà chị bảo nhau, cứ xem hình nó giới thiệu mà chỉ, và khi trả tiền thì cứ đồng to thất đưa để nó trả lại, vì mình có biết là mất bao nhiêu đâu, vì thế khi đã biết được món nào ngon thì nhớ để bữa sau cứ thế mà chỉ!!! Khi ra đường, thấy bọn tây nó ăn kem, vừa đi vừa ăn, trông ngon quá mà không biết nó bán ở đâu, sau phát hiện là ở bên kia đường mà muốn sang thì phải chui qua đường hầm!

Thế là hai bà chị dũng cảm, một người xuống đường hầm, một người đứng ngay cửa xuống để làm mốc, nếu đi xa quá phải nhớ các mốc bên đường mà trở về, may quá hàng kem không ở quá xa nên hai chị đã được thưởng thức món kem “Nga”.

Đợt sang lại đúng ngày kỷ niệm “Cách mạng tháng 10 Nga” nên hai chị được ra quảng trường xem duyệt binh. Thời tiết lạnh quá, bao nhiêu áo rét mang sang mặc hết mà chẳng thấm vào đâu. May mà mỗi người mượn được áo măng tô nên cũng cố xem được không thì chắc chịu không nổi.
Một chuyến đi có nhiều kỉ niệm đáng nhớ.

 ANH KHẢI

Anh Khải
Chị Hồng
Cháu Minh và con gái An Nguyên
Vui tuổi già bên các cháu
Cháu gái An Nguyên
Cháu trai Khôi Nguyên
Các cháu đi chơi Thảo cầm viên Sài Gòn ( 2010 )
Thăm nhà anh Khải ( 1997 )
Anh Khải cùng con chó Saphia mà Ông rất thích, ảnh chụp tại nhà ở cổng ngõ Ngác
Anh Khải, anh Đường đi cắm trại Đồ Sơn 1954. Lúc đó đang có chiến sự, khi đi xe đoàn phải cắm biển: Đoàn cắm trại để tránh "việt minh" bắn nhầm.
Anh Khải, chị Nga chụp tại chuà Láng 
Đám cưới anh Khải, đặc biệt trong ảnh có hai mẹ con Phượng ( con mợ Năm ) và hai cháu con anh Thúy 
Ảnh chụp sau lễ cưới anh Khải 
       Vì sao lại gọi anh Khải là chú Khải ?
Lúc còn bé tôi rất ngạc nhiên vì trong nhà  mọi người thường gọi anh Khải là chú Khải, Hỏi mẹ mới biết. Khi mẹ đẻ anh ra vì là con trai thứ hai mà lúc đó công việc làm ăn trong nhà đang phát đạt, thợ làm sơn cho bố đông thế mà vẫn không làm kịp nên anh được bố mẹ chiều lắm. Mẹ bắt mọi người trong nhà phải gọi là chú Khải.
Mỗi khi chú Khải ốm, bao nhiêu  chó trong nhà nhốt ra nhà sau hết ( bố thích nuôi chó, lúc đó mẹ bảo thường có hơn 10 con trong nhà gồm đủ các loại ) mọi người không được nói to sợ anh rật mình. Mà anh lại hay ốm nên càng được mẹ chiều, suốt ngày có một vú em chuyên để ẵm chú đi chơi, một vú phụ trách tắm rửa, cho chú ăn uống, mỗi lần chú ốm không đi chơi được mẹ lại sai thợ đi bắt châu chấu, cào cào đầy nhà để chú chơi. Mãi sau này khi lớn rồi mọi người mới gọi lại là anh Khải .
KHÔNG BIẾT BƠI
Trong nhà tôi do vẫn bị ám ảnh bởi vụ đắm thuyền năm xưa nên mẹ không cho ai đi tập bơi cả, hầu hết anh chị lớn trong nhà đều không biết bơi. ngồi xem ảnh thấy anh mặc quần bơi đứng chụp trên bãi biển Đồ Sơn tôi cứ tưởng anh bơi giỏi lắm, mãi sau này mới phát hiện ra anh đâu có biết bơi.  Khi biết chuyện này chị Hồng ( vợ anh Khải ) mới hiểu vì sao trong thời gian tìm hiểu, cứ mỗi lần lên chơi hồ Tây, rủ anh bơi thuyền là dứt khoát anh từ chối với đủ mọi lí do .
CẬN THỊ
anh minh họa
      Thời học sinh không biết anh đọc ở đâu mà tự luyện mắt. Người ta bảo để có“ sức mạnh” đôi mắt thì mỗi sáng khi mặt trời mới mọc, phải tập trung nhìn thẳng vào mặt trời trong vòng 5 phút, chính vì vậy mà anh sớm phải đeo kính cận, lúc cao nhất tới 7 độ !!! 

NHỮNG KÍ ỨC VỀ BỐ TÔI  
LỜI MỞ ĐẦU
     Năm 1958, sau khi  tốt nghiệp cấp 3 (phổ thông Trung học bây giờ), tôi đã chọn trường Bách khoa với nghề vô tuyến điện để thi vào Đại học. Khi bước vào phòng thi, tôi ngạc nhiên vì số lượng thí sinh rất ít mà đa số lại mặc quần áo bộ đội hoặc áo đại cán bạc màu. Người ngồi bên cạnh tôi hỏi:
     Sao cậu lại chọn ngành này?
    Tôi nhìn sang, đó là 1 cậu học sinh trạc tuổi và cũng mặc đồ thanh niên như tôi.
     À, vì là do tôi thích.
     Thế bố cậu làm nghề gì?
     Bố tôi là họa sĩ.
     Lưu dung hay kháng chiến?
     Lưu dung.
     Cậu ta nhún vai, nhếch mép, ghé vào tai tôi :
     Trượt là cái chắc, dại quá.     
    Tôi ớ ra vì không hiểu, cũng là lúc đến giờ mở đề thi nên không thể trao đổi tiếp được nữa. Suốt trong thời gian đợi kết quả thi, tôi vẫn phân vân vì câu chuyện củangười bạn kia.
    Hôm có kết quả, tôi hồi hộp đến trường để xem. Lớp vô tuyến chỉ có 5 người trúng tuyển. Tôi gặp lại cậu thanh niên kia, cậu ấy cũng giống tôi: trượt vỏ chuối rồi. Cậu ta giơ hai tay lên Trời:
     Bọn mình đúng là đồ ngốc.
     Tôi tròn mắt nhìn.
     Thế mà cũng không hiểu à? Ngành này là ngành Bộ quốc phòng quản  lí, bố mẹ là công chức lưu dung thì đỗ làm sao được.
     Sau khi biết tôi không đỗ, Bố Mẹ tôi động viên:
    Thôi cố gắng sang năm thi lại, con chọn trường nào ít quan trọng mà thi.
 Một năm ở nhà học ôn cũng chán. Tôi ngỏ ý với Bố rằng tôi muốn học vẽ. Bố tôi phấn khởi lắm:
     Bố sẽ đưa con đi gặp bạn của bố đang mở lớp dạy vẽ.
    Đó là lớp của thầy Phạm viết Song. Thầy rất vui và hứa sẽ lưu tâm dạy dỗ để tôi đạt nguyện vọng. Lớp học của Thầy nhìn ra hồ Hale, rộng, thoáng mát với hơn 30 học sinh. Tôi vừa ôn kiến thức để thi lại vừa đi học vẽ. Qua tháng đầu bỡ ngỡ với giá vẽ, bút chì, tẩy, than tôi đã dần nắm bắt và hào nhịp cùng các bạn trong lớp, bài trả cho Thầy khá dần lên. Tháng ngày vụt trôi, tôi trở thành học sinh khá của lớp. Thầy khen, Bố khen, ai cũng khích lệ tôi cố gắng. Mỗi khi xem bài, thỉnh thoảng Bố tôi nói:
    Tranh này có thể chuyển sang sơn mài được đấy.
    Cho đến bài vẽ thiếu nữ nude nằm trên bục, xõa tóc, tôi rất được Thầy khen. Về nhà Bố tôi cũng rất khen. Ông lại nhắc lại câu:
    Chuyển sang sơn mài thì đẹp đấy con ạ.  
    Lúc đầu tôi không để tâm lắm tới gợi ý của Bố , nhưng sau này tôi mới hiểu được dụng ý của Bố tôi. Bố đã chọn và muốn hướng tôi nối nghiệp của Ông: làm tranh sơn mài.
    Nhưng tôi không thấu hiểu nên không nghe theo lời của Bố. Giờ nghĩ lại thấy mình có lỗi với Bố nhiều.
     Kì thi tuyển sinh vào đại học đã đến. Tôi nói với Bố:
     Bố ạ, năm nay con không thi vào trường kĩ thuật nữa mà con thi vào trường mĩ thuật.
     Ồ, tốt quá, như thế hay hơn con ạ.
     Rồi Bố khẳng định luôn:
     Con sẽ học ngành sơn mài.
    Tôi ớ ra. Ông say sưa nói về cái đẹp, cái cao sang của sơn mài, về truyền thống nghề nghiệp gia đình mà không để ý đến nét mặt của tôi đang ngày càng thất vọng. Cuối cùng thì tôi cũng ngắt được lời của Bố:
    Bố ơi, con muốn học về tranh sơn dầu hay tranh lụa, con không muốn học sơn mài đâu.
    Bố tôi sửng sốt cau mày:
    Tại sao con lại có ý nghĩ như vậy? Sao lại  không học sơn mài?
    Lúc đó trong tôi hiện lên hình ảnh thường ngày của Bố: một mình cặm cụi với bút vẽ hoặc bên chậu nước với 1 hòn than mài mài rồi ngắm, mài rồi lại ngắm. Chỉ có 1 mình, lẻ loi, cô đơn lắm.  Một nghề không hợp với tuổi trẻ. Thanh niên  sôi nổi như tôi làm sao chịu được. Tôi giải thích cho Bố rõ những ý nghĩ của mình, nhưng  tôi càng nói Ông  càng cáu và giơ tay cắt ngang, cao giọng nói:
    Thôi, không phải giải thích gì nữa. Nếu chọn sơn dầu hoặc lụa thì nhà này thừa họa sĩ rồi. Không muốn học sơn mài thì thôi, không cần anh thi vào mĩ thuật, cứ chọn trường kĩ thuật mà thi. 
    Nói xong, Ông đứng dậy đi thẳng. Tôi sửng sốt, tự ái, im lặng, cũng không nói thêm được gì.  Hai  bố con kết thúc chuyện thi cử ở đây và cũng là kết thúc luôn câu chuyện chọn nghề, không bao giờ nhắc lại nữa. Một hôm tôi nói với Bố:
    Bây giờ sắp đến ngày thi, con xin phép nghỉ lớp học vẽ để tập trung vào các môn thi
    Ừ, nghỉ đi. Bố tôi đồng ý.
    Tôi đến lớp, gặp Thầy Song xin nghỉ, Thầy nói:
    Em cứ nghỉ đi, khi thi xong lại về đây. Thầy còn vỗ vai tôi nói thêm:
    Em thi mĩ thuật thì chắc chắn đỗ.
    Thưa Thầy, em thi trường khác chứ không thi vào mĩ thuật.
    Thầy ngạc nhiên và  khi tôi  tường thuật  lại cho Thầy biết câu chuyện của 2 bố con tôi Thầy giơ tay lên Trời thất vọng:
    Tại sao ông ấy lại như thế nhỉ? Cứ thi vào mĩ thuật đã rồi sau hãy hay. Tôi không  sao hiểu nổi nữa.
    Thi vào trường nào? Tôi cũng đã có ý tìm ngành nghề gần với mĩ thuật nhất. Nhưng thời đó ngành Kiến trúc chưa có hệ Đại học mà chỉ là bộ môn của trường Đại học Bách khoa. Tôi đăng kí thi vào ngành Xây dựng và đã trúng tuyển.
    Thế là từ đây hướng nghiệp của tôi đã rẽ sang con đường khác so với truyền thống của gia đình. Con đường này tưởng sẽ xuyên suốt cả cuộc đời tôi.
    Nhưng hơn 20 năm sau, lại một lần nữa, Bố tôi đã giơ tay kéo tôi trở lại và đã điểm vào huyệt nghệ thuật trong con người tôi để khơi dậy 1 phần nào những cái còn sót lại chưa bị thời gian làm mai một đi. Ông dậy tôi, cũng là truyền lại cho tôi 1 số nghề, một số công việc nghệ thuật mà ông đã từng làm .
    Lúc này, khi ngồi viết hồi kí, tôi lại nghĩ rằng giá như lúc bấy giờ Bố tôi thêm lời khuyên giải, dẫn dụ tôi một vài lần nữa. Giá như lúc bấy giờ tôi nghe theo lời Bố thì có lẽ giờ đây tôi đã là 1 họa sĩ sơn mài thực thụ đồng thời lại nối được nghiệp cha ông.
    Thật đáng tiếc vô cùng
    Tôi xin kể lại những công việc mà Bố tôi đã dậy tôi. Tôi bắt đầu bằng nghề:
     VẼ BƯU THIẾP
    1- LÀM BƯU THIẾP
    Những năm đầu của thập niên 80, thế kỉ 20, vợ chồng tôi đã có 1 thằng con trai. Lúc đó tình hình chung của cả xã hội thời kì bao cấp rất khó khăn. Không ít gia đình chật vật với cuộc sống thiếu thốn đủ mọi bề, đi làm nhà nước về, tối đến cả nhà xúm vào cùng làm thêm một việc gì đó. Tuy lúc ấy tôi ăn lương kĩ sư, nhưng cuộc sống kinh tế gia đình ngày càng eo hẹp.  Chính vì vậy mà tôi trăn trở với việc: làm thêm.
    Tôi suy nghĩ miên man, làm gì đây vừa phù hợp với khả năng lại vừa kiếm được tiền. Khó quá. Nhưng cuối cùng tôi cũng tìm được 1 nghề. Đó là làm chậu trồng cây cảnh, đúc bằng ximăng.
     Lúc ấy, làng nghề Bát tràng tuy đã có tiếng từ lâu đời, nhưng vẫn chưa phát triển. Cũng có những chậu để trồng cây cảnh, bể chơi non bộ nhưng giới chơi cây cũng không có nhiều sự lựa chọn nhất là hồi ấy không có chậu, bể gốm sứ như bây giờ. Chậu ximăng bấy giờ phần lớn là chậu loại  trung chở lên, ít có loại  chậu nhỏ để trồng cây mini chơi trong nhà. Tôi nghĩ rằng nếu tôi làm chậu thì có ít nhiều thuận lợi. Ximăng lúc ấy rất khan hiếm, đây là mặt hàng xây dựng do nhà nước quản lí. Tôi còn nhớ thời kì ấy nếu ai đó vận chuyển chỉ 1 bao ximăng thì phải có giấy tờ nếu không sẽ bị bắt. Cánh thợ nề làm công trình thường khi ăn xong bữa trưa bèn ăn cắp ximăng bằng cách đổ vào cặp lồng để qua mặt bảo vệ khi hết giờ làm việc. Nghề chính của tôi là kĩ sư xây dựng. Tôi lại phụ trách mảng sửa chữa nhà cho người dân có hợp đồng thuê nhà của nhà nước nên mua được ximăng cũng là điều thuận lợi. Với suy nghĩ mình sẽ làm thêm các họa tiết vào thành chậu. Như vậy sản phẩm vừa đẹp hơn, vừa nghệ thuật hơn nên bắt mắt hơn và bán cũng sẽ chạy hơn. Tôi  quyết định bắt tay vào làm chậu.  Sau 1 thời gian chuẩn bị mẫu để đổ khuôn, tôi đã sẵn sàng cho mẻ chậu đầu tiên ra đời.
     Hôm đó, tôi đang lúi húi trong bếp với khuôn, cát,  ximăng ... thì nghe thấy tiếng bước chân. Bố tôi đang đi xuống bếp. Ông dừng lại đứng nhìn tôi và cau mày. Tôi lúng túng nhìn bố cười ngượng nghịu rồi cúi xuống tiếp tục công việc của mình. Bố tôi đi tiếp vào gian trong cùng là buồng toilet. Khi ông ở trong đó ra, đến chỗ tôi, ông lại dừng lại. Tôi lại ngẩng đầu lên nhìn bố mà vẫn chẳng nói câu nào. Rồi ông bảo:
     Khải lên nhà bố có chuyện muốn nói. Và ông đi thẳng lên nhà trên.
    Tôi rửa tay, đi lên nhà trên nhưng trong lòng phân vân không biết bố có chuyện gì. Tôi thấy ông ngồi nơi chiếc bàn hàng ngày bố mẹ tôi vừa là chỗ tiếp khách vừa là bàn ăn, trên đó có bộ ấm chén. Chỉ vào chiếc ghế, ông bảo:
    Con ngồi xuống đây. Con cho bố biết con đang làm gì đấy.
    Con đang đổ chậu bằng ximăng bố ạ.
     Im lặng 1 lát, ông lại hỏi:
     Con làm để chơi à?
    Con vừa là chơi, vừa thăm dò thị trường xem có kiếm sống được không.
    Tôi giải thích cho bố tôi rõ những khó khăn và ý thích của mình: vì vợ con, vì cuộc sống chật vật, vì đồng lương ít ỏi, vì ham thích chơi trồng cây cảnh ... cũng là vì muốn tăng thêm thu nhập.
    Thế con đã có đầu mối để bán chưa?
    Con chưa có, con sẽ tìm hiểu.
    Im lặng 1 lát, bố tôi nói:
    Con ạ, kiếm sống cho gia đình thì tốt nhưng phải chọn nghề phù hợp với hoàn cảnh cũng như phù hợp với truyền thống nghệ thuật của gia đình. Nếu con kết hợp được như vậy thì hay  hơn. Con chọn việc làm chậu, nó mang tính thuần túy tay chân, lam lũ không phù hợp với gia đình nghệ sĩ nhà mình đâu.
    Tôi định cãi, nhưng ông nói tiếp:
    Bố biết con muốn nói con sẽ làm ra những sản phẩm đẹp, có tính chất nghệ thuật trên đó, nhưng cũng không được. Con hãy chọn nghề khác, còn làm gì, bố sẽ giúp con.
    Nói xong, ông đứng dậy đi ra phía góc buồng là nơi ông hàng ngày vẫn lao động nghệ thuật lấy cái gì đó mang ra bàn để trước mặt tôi. Đó là 2 tấm bưu thiếp*.
    Con xem đi, con thấy có được không?   
    Đẹp đấy bố ạ.
    Đấy bố muốn giới thiệu cho con để con làm. Nghề này vừa an nhàn, vừa kiếm sống tốt, vừa phù hợp truyền thống gia đình.
    Nhưng làm sao con làm được vì trong tay con chẳng có đồ nghề gì.
    Làm được hết. Bố sẽ hướng dẫn con, miễn là con quyết tâm.
    Tôi e dè nhận lời với bố nhưng trong lòng không tin tưởng lắm.
    Cầm 2 tấm bưu thiếp, bố tôi bắt đầu giảng giải cho tôi:
    Để làm được, con cần chuẩn bị: Thứ nhất là mẫu bưu thiếp. Thứ nhì là bản khắc gỗ để in mẫu, điều này con cần đi tìm người làm bản khắc cho con. Thứ ba là giấy dán nền và giấy dó. Cuối cùng là cần 1 hộp màu vẽ.
    Tôi nhất trí, nhưng hơi hoang mang vì phải chuẩn bị lắm thứ quá, rồi còn bút, còn giấy can ... nữa chứ. Nhưng tôi quyết tâm, dù có trở ngại ban đầu rồi thì mình cũng sẽ vượt qua.
    Hộp màu, bố tôi giới thiệu tôi đến trường Đại học mĩ thuật  mua hộp màu của Nga có tên Lêningrát .
    Giấy dó, tôi liên hệ với bạn tôi là họa sĩ Hoàng Hoan ở Hội mĩ thuật. Anh Hoan đưa tôi đến 1 cơ sở, họ nhượng lại cho 1 tập giấy dó và chúng tôi hẹn nhau sẽ sang Bắc ninh (là nơi sản xuất) để mua giấy với giá gốc.
    Giấy nền để dán thì cực kì khó vì nhà nước quản lí rất chặt. Trong khi đang lúng túng về vấn đề này thì  tôi lại triển khai sửa chữa 1 nhà ở phố Cầu gỗ, và được biết chủ nhà cũng là người lâu năm trong nghề làm bưu thiếp. Tôi gặp chủ nhà là anh Giao để trao đổi và ngỏ ý giúp đỡ. Giao nói:
     Khó đấy anh ạ, nhưng em sẽ giúp anh.
    Giao đưa tôi đến phố Bích câu, vào 1 ngôi nhà cũ nát mờ tối. ở đấy Giao gặp 1 người đàn ông. 2 người nói chuyện nhỏ to 1 hồi rồi tôi thấy người đàn ông gật đầu
     Lấy bao nhiêu? 200 nhé?
    Ông ta mang ra 1 gói nhỏ, đút vào 1 cái túi vải, buộc miệng túi lại và dặn:
    Cẩn thận nhé, đừng để ai trông thấy. Cứ đi tự nhiên thì người ta sẽ không để ý đâu.
    Tôi và Giao đạp xe về đến Bờ hồ, Giao giao lại cho tôi cái túi, rồi chúng tôi chia tay nhau sau khi tôi không quên cám ơn Giao.
    Về đến nhà, tôi mang thẳng vào buồng để cho Bố tôi xem. Ông khen giấy đẹp, là loại giấy  Sunhasaba vẫn dùng
    Tốt. Bố tôi nói vậy và tôi cũng thấy phấn khích.
    Giờ thì con đi lo bản khắc. Con đến Hợp tác xã Tinh hoa mà thuê.
    Để có mẫu bản khắc, tôi phải kì công dùng bút can lên giấy pơluya hình mẫu. Tôi được biết trong HTX có anh Mỹ người phố Chân cầm khắc khá đẹp. Anh Mỹ cho tôi xem 1 số bản khắc anh làm cho khách, Nó khá đẹp và tôi ưng ngay. Đúng ngày hẹn, tôi quay lại. Anh Mỹ mang bản khắc ra, in thử, tôi rất hài lòng. Các bản khắc sắc nét và rất có hồn. Khi đưa về cho Bố tôi xem, ông cũng khen lắm.
    Các vật dụng cần thiết đã đủ, tôi bắt tay vào làm ngay. Mới đầu, Bố tôi làm mẫu cho tôi xem, đến lượt tôi làm thì không được ưng ý lắm vì bản in lem nhem do quá nhiều mực. Đến công đoạn đi mầu lên bản khắc tôi thấy nó sinh động hẳn lên. Khi dán vào giấy nền, tấm bưu thiếp của tôi đã hoàn chỉnh. Với sự hướng dẫn tận tình của Bố, sản phẩm của tôi ngày càng đẹp hơn. Rồi 1 hôm Ông khen:
     Đẹp đấy, bán được đấy, con bắt đầu hành nghề được rồi.
    Tôi phấn khởi lắm. Vào một ngày đẹp trời, hai bố con mỗi người 1 xe đạp đến cửa hàng Souvenir, nơi bày bán các sản phẩm  thủ công mĩ nghệ, đồ lưu niệm, tranh của các họa sĩ. Bố tôi giới thiệu tôi với các cô bán hàng:
    Đây là con trai tôi, cháu làm bưu thiếp, vậy nhờ các cô giúp đỡ cháu.
    Cô bán hàng nói:
    Khoảng nửa tháng, anh qua đây 1 lần xem có bán được không.
    Không phải nửa tháng đâu mà tôi hồi hộp tới 20 ngày mới dám quay lại, số bưu thiếp ấy đã được bán hết. Các cô bán hàng còn động viên tôi:
     Bưu thiếp đẹp, khách rất thích, anh cố gắng làm nhiều hơn nhé.
     Trên đường về nhà, người tôi lâng lâng. Thú vị thật.
     Bố tôi cũng rất phấn khởi:
     Ừ, tốt quá rồi, con phải cố gắng, bố sẽ đưa thêm mẫu cho con.
     Khi tôi đã thành thạo trong nghề, thì mẫu mã và sản phẩm cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tôi còn gửi bán ở nhiều nơi khác như Công ty mĩ thuật Hà nội, Công ty mĩ thuật Trung ương, các quầy bán sách báo và cả ở quầy của ông bán bưu thiếp ngay cửa bưu điện Bờ hồ. Cứ nửa tháng hoặc 3 tuần, tôi lại  lên xe, đạp 1 vòng xung quanh khu vực hồ Hoàn kiếm. Khi trở về nhà, trong túi lại có 1 món tiền kha khá do thu hoạch từ bưu thiếp.
     Bố tôi đã truyền cho tôi cái nghề vừa nhàn hạ, vừa văn hóa, vừa đúng với truyền thống gia đình. Tôi cũng bắt đầu  cải tiến thêm trong nghề. Tôi mua bột điệp để quét lên giấy dó trước khi in, giấy sẽ có chất liệu óng ánh, tăng thêm tính thẩm mỹ, chất dân gian. Tôi cũng đặt 1 nghệ nhân chuyên làm tranh Đông hồ nhuộm mầu cho giấy dó để đa dạng các mầu mang tính dân gian. Vì vậy nghề làm bưu thiếp của tôi phát triển rất tốt.
    Nghề làm bưu thiếp thuận lợi  được khoảng 3 năm thì bắt đầu khó khăn .
    Công nghệ làm bưu thiếp của nước ngoài bắt đầu du nhập vào thị trường trong nước. Thanh niên thích những gì mới lạ về mẫu mã hiện đại. Sự cạnh tranh lại càng rõ nét khi bưu thiếp được làm bằng máy, sản xuất hàng loạt chứ không làm thủ công như mình nên  giá thành hạ hơn, khó mà cạnh tranh được . Do số lượng bán được ngày càng giảm đi, thu nhập ngày càng ít hơn, tôi đã chuyển sang làm thêm mặt hàng khác và nghề này cũng do Bố tôi truyền cho: NGHỀ LÀM TRANH SỨ.
    Cho đến nay, khi đã ở tuổi 75 tôi vẫn luôn trân trọng và lưu giữ tất cả các bản khắc gỗ  để làm kỉ niệm. Tôi xin giới thiệu với các bạn một số mẫu bưu thiếp mà nó đã giúp gia đình tôi có thêm thu nhập trong 1 giai đoạn khó khăn của cuộc sống. Mỗi khi giở các tấm bưu thiếp ra xem, những ký ức về một thời hoạt động sôi nổi, về những lời chỉ bảo của Bố tôi lại được tái hiện lại trong tôi.
      *   Lúc này Bố tôi đã thôi không làm bưu thiếp cho Sunhasaba từ lâu rồi.









LÀM TRANH SỨ
      Bưu thiếp thoái trào, tôi đang tính chuyển sang nghề khác để có thêm thu nhập. Bố tôi biết chuyện, Ông gọi tôi vào và nói với tôi về làm tranh sứ. Hiện ông đang làm mảng này.
      Khi nói đến tranh sứ, người ta nghĩ ngay đến tranh sứ của Tàu. Ông giải thích tại sao tất cả các mẫu Ông đang làm đều lấy tích của Tàu, nó không giống như làm bưu thiếp phần lớn là phong cảnh, đình chùa của Việt nam ta.
      Mở đầu, ông dẫn tôi đến phố Cát linh, phố chuyên bán vật liệu xây dựng, vào hàng gạch men ốp lát. Ông lục tìm và giới thiệu với tôi một số các hãng sản xuất mà Ông đã dùng, Ông hướng dẫn tôi nên chọn viên gạch tốt, phẳng, màu men trong và đều để vẽ. Bố con tôi chọn mua 2 chục viên gạch men mang về để vẽ.
      Mầu vẽ, Bố tôi dặn mua mầu vẽ tranh sơn dầu của Đức hoặc Nga, màu của Anh vừa đắt lại vừa hiếm. Nhưng trong việc vẽ tranh sứ cần có 1 thứ cơ bản đó là hóa chất hòa vào để nó gắn chặt mầu vào men vì men không hút như vải, nên rất dễ long ra . Ông phải thuê 1 kỹ sư làm nghề hóa chất chế cho Ông loại dầu đặc biệt đó. Vì vậy, sau 30 năm các bức tranh men sứ mà tôi hiện đang giữ làm kỉ niệm vẫn không bị long hoặc phai mầu. Ông nói:
-       Khi nào con bắt tay vào làm thì bố sẽ cho con 1 lọ.
      Theo sự hướng dẫn của Bố, tôi bắt đầu làm tranh sứ. Mẫu đầu tiên là mẫu Tứ kiệt. Đó là 4 nhân vật kiệt xuất nhưng cũng rất bí ẩn trong các tích cổ xưa của Trung quốc. Vẽ trên men sứ rất công phu, vẽ như vẽ tranh, không như vẽ bưu thiếp là có khuôn in rồi đi mầu theo khuôn in đó. Một bức tranh sứ như 1 tác phẩm nghệ thuật thực thụ nên tôi kì công, cẩn trọng cả tháng trời mới vẽ xong 1 bộ .
      Công đoạn thứ 2 là làm khung gỗ, lồng tấm tranh sứ vào để treo, như vậy mới gọi là hoàn thành.
      Một hôm, Bố tôi dẫn tôi xuống nhà ông thợ mộc vẫn làm khung cho Bố tôi. Bố tôi đi chiếc Solech “mù” ( vì nó không có mô -tơ), còn tôi đi xe đạp . Nhà ông thợ mộc rất xa, đi hết phố Trương định, rẽ vào khu nhà ở Tân mai , ông thợ mộc ở góc trong cùng, đường là đường đất, đường xa lại khó đi vô cùng. Trên đường đi tôi rất ngạc nhiên vì không hiểu sao Bố lại tìm được ông thợ mộc ở nơI heo hút thế này để gửi gắm ông ta làm khung cho những tác phẩm của mình. Đó là ông Tới, ông sống và làm việc trong ngôi nhà cấp 4 ẩn đằng sau khu nhà cao tầng và sát sau hàng rào nhà ông là mênh mông đồng ruộng. Khi trông thấy 2 bố con tôi, ông Tới kêu lên:
-       Tại sao Cụ lại xuống tận đây, khổ, đường xa thế này.
-       Tôi xuống thăm ông đồng thời tôi đưa thằng con tôi xuống có chút việc.
-       Khổ quá. Cụ cứ đợi cháu lên rồi giao việc cho cháu cũng được mà.
-       Ông làm 1 số khung cho cháu theo mẫu mà ông vẫn làm cho tôi.
      Ông Tới vui vẻ nhận lời, ông mang nước ra mời. Vừa uống nước ông Tới vừa hỏi han chuyện gia đình, nhà cửa của tôi. Trước khi ra về Bố tôi còn dặn lại:
-       Rồi đây cháu Khải có việc thì nhờ ông giúp cho nhé.
-       Vâng, cháu sẽ làm như làm cho cụ, cụ không phải xuống đâu, vất vả lắm.
      Hai bố con ra về, đường đông nghìn nghịt, xe cộ ầm ầm. Bố tôi vẫn nhanh nhẹn lắm, ông thoăn thoắt đạp xe giữa dòng người qua lại. Tôi ngắm nhìn Ông và chợt nghĩ sau này mình bằng tuổi Bố chắc mình không được như Bố đâu.
      Một tuần sau ông Tới lên nhà, ông mang khung cho Bố tôi và cho cả tôi nữa. Sau khi có khung gỗ rồi, Bố tôi dạy tôi vẽ 1 số họa tiết trên khung để tăng phần thẩm mĩ. Họa tiết vẽ bằng nhũ mầu của Pháp, lúc đó khung gỗ trông từa tựa như được khảm trai ốc. Nó làm tăng giá trị của của chiếc khung lên gấp nhiều lần.
      Hai bố con tôi ngồi lồng 4 tấm sứ Tứ kiệt vào khung, Ông có vẻ hài lòng:
-       Trông cũng được đấy. Đầu tay như thế là tốt rồi, chắc không bao lâu nữa tranh của con sẽ đẹp hơn .
      Biết là Bố động viên, tôi cũng thấy trong lòng phấn khích.
      Bộ tranh Tứ kiệt đầu tay này chưa kịp mang đi gửi bán thì bạn của vợ tôi cứ nằng nặc đòi mua bằng giá nào cũng được. Tôi hỏi ý kiến Bố. Ông nói:
-       Nếu cô ấy thích thì con cứ để cho cô ấy rồi ta lại làm bộ khác để mang đi gửi ở souvenir
     Tôi vô cùng phấn khởi và bắt tay vào làm bộ thứ 2.
     Bộ thứ 2 đã hoàn tất, tôi lại cùng Bố ra cửa hàng gửi tranh. Tại đây, khi các cô bán hàng xem tranh đã nói:
-       Thế này là con đã nối được nghiệp của cha rồi.
      Bố tôi khiêm tốn:
-       Các cô quá khen cháu, cháu còn phải học hỏi nhiều.
      Một tuần sau, một lần Bố tôi ở ngoài phố về, Ông nói:
-       Cửa hàng nhắn, bộ tranh sứ của con bán được rồi đấy, con ra mà nhận tiền.
      Tôi mừng đến run người: nghề mới đã bắt đầu có tương lai vì số tiền bán được cũng không phải nhỏ.
      Từ đấy nghề làm tranh sứ của tôi cứ thế phát triển lên. Tôi bắt đầu vẽ sang các tích khác: Hồng lâu mộng, ngư – tiều – canh – đọc ( là 4 nghề cơ bản trong xã hội: nghề sông nước, nghề trên rừng, nghề canh nông và nghề sách vở). v…v…
      Nhưng thật buồn , nghề vẽ trên men sứ còn chết yểu nhanh hơn nghề làm bưu thiếp: chỉ sau 2 năm ngắn ngủi.
      Một hôm, hai bố con đi chơi Bách hóa tổng hợp và tìm vào gian hàng đồ mĩ nghệ. Thật vô cùng ngạc nhiên khi thấy trên giá hàng bày la liệt các loại tranh sứ, phải dùng từ “vỡ tổ” mới đúng. Tranh thì bôi bác, vẽ thì nguyệch ngoạc và giá thì lại rẻ vô cùng. Nhưng có điều nó cũng được đóng trong khung giống hệt như của tranh của bố con tôi.
      Đứng ngắm 1 hồi, lắc đầu, Bố nói:
-       Khải ạ, ta phải chuyển nghề thôi, chết đến nơi rồi.
      Buồn bã, Bố con tôi quay trở về nhà. Ngồi uống nước, tư lự, Bố nói:
-       Có lẽ phải tìm hướng khác. Ta không thể theo họ mà làm cẩu thả được. Bố sẽ suy nghĩ và sẽ trao đổi với con.
      Hơn một tháng sau, Ông gọi tôi  vào:
-       Bố đã tìm ra hướng rồi và cũng có triển vọng đấy con ạ.
      Đó là nghề làm tranh sứ thật. Dạng tranh sứ như trên tôi vừa kể dù sao vẫn chỉ là tranh sứ “dởm” vì là dùng mầu vẽ trên sứ thôi. Bây giờ mới là tranh sứ thật vì khi vẽ mầu men  xong thì cho vào lò nung, giống như tranh sứ của Tàu.
      Bố tôi rất công phu, Ông mầy mò đi các nơi, tìm đến những cơ sở làm nghề gốm sứ tư nhân. Ông tìm hiểu các công đoạn trong nghề làm đồ sứ như vẽ men, đốt lò, nhiệt độ nóng chảy của từng loại men...và mua lại 1 số mầu men. Rồi Ông đúc kết các công đoạn để cho ra sản phẩm tranh sứ thực thụ. Trước mắt , Ông tìm mua 1 số bộ Tam đa nhỏ cao khoảng 18-20cm mới có mầu men trắng của làng Bát tràng sản xuất. Sau đó Ông thực hiện việc vẽ men sống vào bộ Tam đa đó và mang đi thuê cơ sở gốm của tư nhân nung thử.
      Sau vài lần làm đi làm lại, Ông đã nắm bắt được các công đoạn của nghề, khắc phục được việc lúc thì men bị sống, lúc thì men bị chảy, lúc thì men lại bị cháy. Ông đã có được 1 bộ Tam đa đủ sắc mầu tương đối hoàn chỉnh và khá đẹp. Ông nói;
-       Đến giờ phút này việc thử nghiệm đã tương đối thành công. Bố bắt đầu chuyển sang vẽ men trên gạch và sẽ lại dần rút ra kinh nghiệm.
      Tôi rất khâm phục Bố. Ý chí của ông đã vượt qua được những khó khăn rắc rối trong nghề làm tranh sứ. Quả thật Ông rất yêu nghệ thuật. Tôi thấy Ông cầm bộ Tam đa xem rất say mê và lộ rõ vẻ rất quyết tâm trên gương mặt.
      Khi bộ tranh sứ nung men ra đời, rất khó phân biệt được là của Tàu hay của ta. Nó lung linh trong tay. Nó rất thật, trong và mát mịn. Bố tôi rất phấn khởi:
-       Thế là ta đã thoát được việc làm tranh sứ dởm. Thôi ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm không nên nôn nóng quá.
      Ông lưu ý tôi khi chọn gạch phải lựa kĩ càng hơn so với trước đây.
      Bố tôi dẫn tôi đến nhà 1 nghệ nhân làm đồ sứ để mua mầu men. Tôi bắt đầu vẽ tranh sứ thật theo sự chỉ dẫn rất tỉ mỉ của Bố. Sau khi bộ tranh mới đã vẽ xong, Ông dẫn tôi đến trường phổ thông Võ thị Sáu ở phố Hàm long để gửi nung. Đi vào sân sau cùng kiệt của trường tôi thấy có 1 lò nung. Chủ của lò này đã thuê đất của nhà trường để dựng lò. Tôi thấy trên sân la liệt các loại Tam đa, cốc chén, những đồ thông thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày đang chờ để xếp vào lò nung.
      Làm việc với ông chủ lò xong, Bố tôi giao cho ông ta bộ tranh sứ vẽ men sống. Ông chủ hẹn 1 tuần sau đến lấy. Trên đường về, tôi lại thực sự khâm phục Bố mình. Sao Ông lại biết và tìm đến cái ngóc ngách này. Sự hăng hái của Ông cánh thanh niên chưa chắc đã bằng.
      Theo lời hẹn, 1 tuần sau bố con tôi trở lại trường. Khi được cầm những tác phẩm của mình mà ông chủ lò giao cho, 2 bố con ồ lên vì sung sướng: các bức tranh rất sống động, đẹp hơn cả sự mong đợi của 2 bố con tôi. Ông chủ lò cũng tấm tắc khen:
-       Cụ ạ, giống hệt tranh Tàu.
      Mang về, lồng khung, bố con tôi lại cùng ra cửa hàng souvenir gửi bán. Các cô ở đấy lại khen hết lời. Giá bán được nâng lên nhiều lần vì đây là đồ thật. Từ đấy 2 bố con liên tục làm tranh sứ. Bố tôi cũng thường xuyên trao đổi với ông chủ lò nung  về kinh nghiệm sử dụng mầu, về độ nung chảy của mầu để khi nung ông chủ lò điều chỉnh nhiệt độ sao cho tranh không bị sống hoặc cháy men.
      Những tưởng nghề này từ đây làm ăn sẽ ngày một phát đạt. Ngoài gửi ở cửa hàng souvenir để bán, Bố tôi còn làm theo nguồn đặt hàng của Việt kiều, họ tìm đến tận nhà khi có nhu cầu cần tặng phẩm. Nhưng oái oăm thay nó kết thúc còn nhanh hơn vẽ tranh sứ dởm.
      Một hôm, từ lò nung chở về, trong tay Bố tôi cầm 1 gói giấy. Ông rẽ vào buồng tôi nhăn nhó. Ông mở ra cho tôi xem: trong đó có đến 3 viên gạch tức là 3 bức tranh bị nứt và bị vỡ. Tôi chưa hiểu. Bố tôi nói, giọng Ông buồn và lo lắng:
-       Mai đến ngày trả hàng theo hợp đồng rồi, làm sao cho kịp?
-       Sao vậy hả bố?
-       Ông chủ lò bảo: “ Của ông ít hàng, lò của cháu hàng nghìn sản phẩm làm sao cháu điều chỉnh nhiệt độ theo hàng của ông nên không thể bắt đền cháu được. Còn nếu ông muốn đảm bảo đúng theo yêu cầu thì ông phải đốt riêng 1 lò như vậy giá thành rất cao ông không chịu nổi đâu. Vì vậy kết quả rất hú họa”. Đấy con xem người ta nói vậy biết làm thế nào.
      Một vài lần sau tranh vẫn bị nứt, vỡ. Hai bố con tôi nản quá. Tôi nói với Bố:
-       Thể nào người ta cũng có lò nhỏ làm trong phòng thí nghiệm, bố để con đi tìm.
      Bố tôi động viên:
-       Ừ, nghề này sáng sủa lắm con ạ. Con cố gắng đi tìm hiểu xem sao.
      Sau 1 thời gian mầy mò tôi được biết tại phố Tràng tiền có 1 cửa hàng bán đồ thí nghiệm cho các cơ sở nghiên cứu. Tôi đến thăm dò và quả thật ở đó có bày bán 1 cái lò nung rất xinh. Nó chỉ bằng 1/2 cái bàn và rất hay lại dùng bằng điện chứ không phải than củi gì.  Nó lại có đồng hồ để giám sát nhiệt độ nên chính xác vô cùng. Tìm hiểu thêm, giá chiếc lò hơi cao, nhưng vì là nghề, là cuộc sống nên 2 bố con đành cắn răng chịu đựng. Nhưng hiềm 1 nỗi là lò này phải dùng điện 3 pha mà điện 3 pha lại không dễ gì mà có được ở thập niên 70-80 thế kỷ trước. Tôi lại mầy mò đi tìm hiểu.
-       Điện 3 pha chỉ dùng cho cơ sở sản xuất lớn , anh phải có đăng kí kinh doanh thì chúng tôi sẽ cấp điện cho anh.
      Tôi ra phòng Tài chính Quận để hỏi, họ giao cho tôi 3,4 tờ khai. Trong những điều cần kê khai có 1 số điều làm 2 bố con tôi choáng váng. Ví dụ: mỗi tháng sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Thu nhập là bao nhiêu? Đóng thuế? Sử dụng nguyên vật liệu gì? ... Thế này thì chết, mình làm đơn chiếc chứ có phải sản xuất hàng loạt đâu mà đáp ứng được. Thôi, tạm dừng để suy nghĩ thêm. Đó chính là sự ngáng trở làm cho việc LÀM TRANH SỨ bị chết yểu. Nhưng rồi Bố tôi lại tìm ra cho tôi 1 hướng đi mới. Lần này vào nghề trong hoàn cảnh bất đắc dĩ. Đó là tôi phải gắn một đồ cổ do vợ tôi vô ý làm vỡ của khách: CHIẾC LƯ ĐỜI HÁN.
         TôI mời mọi người xem một số tranh sứ tôI đã vẽ hiện cũn giữ được


   NHỚ VỀ CỘI NGUỒN

      Một chuyến về thăm quê, thắp hương cho khu mộ tổ họ Phạm của anh Khải. 






CHỊ OANH
   
     Phạm thị ngọc Oanh con gái út cuả bố Phạm Hậu, trong gia đình tôi là con thứ 5. Chị Nga chị cả của tôi, là con gái đầu lòng nên được bố quan tâm nhiều, cho học vẽ, học nữ công gia chánh nên đã trở thành nữ họa sỹ vẽ giỏi, khéo tay nối nghiệp bố. Là gia đình đông con được bố mẹ lo cho anh chị em chúng tôi ăn học đến nơi đến chốn là điều hết sức quí giá, không phải gia đình nào cũng làm được.

   
     Trong các em tôi có chú Vĩnh, chú Yên được tiếp thu nhiều gien của bố nên hai chú ấy đã thể hiện năng khiếu hội hoạ từ nhỏ. Tôi tuổi Tân Tỵ ẩn tuổi cuả bố nhưng rất tiếc không nối được nghiệp bố.
     Khi học đến lớp 10 (nay là lớp 12 ) trường cấp 3 Lí Thường Kiệt có một tốp ca nữ nổi tiếng đi thi thành phố được giải nhất tốp ca nữ, giải nhì tốp ca nam nữ, tôi cũng là thành viên trong tốp ca. 
    Chúng tôi còn được nông trường Xuân Mai mời về biểu diễn nhân dịp đại hội, thầy Bình chủ nhiệm lớp không thích văn nghệ nên cứ gọi lớp là lớp “ Kim Chung, Kim Phụng “ ! nhưng chúng tôi vẫn mê hát, nhất là những bài hát Nga du dương, nên khi học hết lớp 10 tốp ca nữ chúng tôi nộp đơn thi vào khoa tiếng Nga trường đại học Sư phạm. Nhưng sau đó nghĩ đến việc ra trường đi dạy học tôi không thích nên lại rút đơn. Lúc đó học sinh được phép nộp đơn xin thi vào trường mình thích, Tôi cùng 2 cô bạn nộp đơn thi vào khoa sinh vật trường đại học tổng hợp. Vì sao lại thích khoa đó ? chúng tôi có biết gì đâu, bởi là do anh Khải tôi sau khi được đi thăm quan phòng động vật và thực vật cuả trường ĐHTH về anh ấy tả lại khiến 3 cô em mê luôn ! 
Hai cô bạn cùng thi vào Đại học Tổng hợp
    Năm 1960 tôi đỗ vào khoa sinh trường đại học tổng hợp, học được 2 tháng thì nhà trường cho học tập mục đích đào tạo cuả nhà trường là làm công tác nghiên cứu và dạy học ! lại một lần nữa dao động định thôi học, nhưng suy nghĩ lại thôi cứ học rồi tính  sau. Thời gian học thích thật, nghiên cứu tìm hiểu thế giới tự nhiên vô cùng phong phú hấp dẫn, nhất là năm nào cũng được đi thực tập1 tháng, như năm thứ nhất được đi sông Bôi để câu cá bắt bướm làm mẫu vật.
     Năm thứ hai thứ ba đi rừng để sưu tầm các mẫu động thực vật, còn được phát súng săn để sưu tầm các loại thú rừng, chúng tôi được  thực tập ở rừng Tam Đảo, Cúc Phương ( lúc còn nguyên sơ) rừng Lạng Sơn .
Nhóm sinh viên của tôi đi thực tập Savan - Rừng
  
    Năm 1963 tốt nghiệp và một kỉ nniệm khó quên, ngồi ở đại giảng đường cuả trường ( lúc đó trường ĐHTH còn ở Lê Thánh Tông ) nghe nhà trường đọc phân công công tác cho sinh viên. Chờ đợi, hồi hộp đợi nghe tên mình, Phạm Ngọc Oanh : Ty giáo dục Hải Dương !! thật buồn. Chỉ những người là con em cán bộ Miền nam tập kết và con ông cháu cha mới được phân vào các viện nghiên cứu. Khi học tôi thuộc loại khá nhưng gia đình không thuộc loại trên nên phân đi dạy phổ thông.

   
    Lại có ý định bỏ công lệnh, nhưng bố mẹ khuyên : Thôi con cứ đi Hải Dương dạy vài năm, hết thời hạn 5 năm nhà nước sẽ cho về Hà Nội, mẹ tôi xuống tận ty giáo dục Hải Dương nhận lệnh phân công cho con gái, vì chần chừ xuống chậm nên không được dạy ở thị xã mà phải về một trường huyện  hẻo lánh, Đã buồn lại càng buồn thêm. Anh Khải tôi đưa cô em gái về tận trường dạy và còn xin ông hiệu trưởng cho nghỉ thêm một tuần vì lần đầu tiên phải xa nhà, lúc đó tôi mới 22 tuổi. Trường cấp 3 tôi dạy lại toàn nam giáo viên người các tỉnh, có mình tôi là con gái Hà Nội, tôi đã khóc suốt một tuần vì buồn quá phải đi dạy học mà lại ở tỉnh xa, buồn mãi rồi cũng nguôi. Tôi là giáo viên sinh vật nên còn phải làm ruộng, làm vườn, giờ nghĩ lại không hiểu sao mình lại vượt qua được nhỉ ! Sau 2 năm nhà trường bổ sung thêm một giáo viên dạy sử là thầy Trần  Chi người Hà Nội, đồng hương gặp đồng hương, cùng đồng cảm với nhau tạo nên mối nhân duyên vợ chồng chính là chồng tôi bây giờ. 
Chuẩn bị đón dâu ở nhà gái, 17 Trần Quốc toản
Đám cưới tại nhà Trai, 403 Bạch Mai
     Sau khi sinh được 2 cháu trai, qua mấy năm đi lại qùa cáp, cán bộ ở vụ giáo dục mới giải quyết tôi và 2 cháu chuyển về Hà Nội  trước (1971) và được dạy trường cấp 3 Đoàn Kết gần nhà, còn chồng tôi đến năm 1975 mới được chuyển về Hà Nội.
     Học sinh nông thôn các em rất ngoan, nhưng lại học yếu, về dạy ở Hà Nội học sinh học tốt hơn nhiều nhưng sao mà hiếu động, nghịch ngợm qúa chừng. Nhất là với bộ môn của tôi được hiểu là môn phụ học sinh lại càng coi thường. Tôi nhớ mãi kỉ niệm vừa buồn cười vừa buồn : năm đó tiếp thu một lớp 10 mới vào trường, giáo viên chủ nhiệm tập trung lớp để làm quen, sau buổi sinh hoạt một học sinh hỏi tôi : thưa cô, cô dạy môn văn hay toán ạ ? tôi trả lời : cô dạy môn sinh vật. Với giọng rất ngây thơ em bảo : ơ ! môn phụ cũng làm chủ nhiệm ạ ? Nhìn em tôi không biết nói gì.
     Nếu có ý định đi dạy học thì tôi đã học ngành toán, văn, hay ngoại ngữ, nhưng như tôi đã nói là không thích nghề dạy học mà cuối cùng vẫn phải đi dạy, lại dạy môn sinh vật nữa chứ. Đúng như các cụ đã nói : ghét của nào trời trao cuả ấy ! tôi không những đi dạy học mà còn lấy chồng cũng dạy học .
    Thấm thoắt đã có thâm niên 42 năm dạy học ( 2006 nghỉ dạy ) vậy tôi có yêu nghề không ? Sống trong thời bao cấp ít ai nghĩ đến chuyện chuyển nghề, chính vì thế dạy học đã là nghề của đời tôi, và cố gắng làm tốt công việc của mình. Nhiều năm là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thành phố HN. Tự an ủi mình cũng đã theo nghề dạy học cuả bố, bố thì dạy vẽ còn tôi thì dạy chữ. Trong môn tôi dạy cũng phải sử dụng nhiều hình vẽ minh họa, có lẽ được hưởng chút hơi hướng của bố nên tôi vẽ rất sinh động được các em rất thích.
Một giờ lên lớp của cô giáo dạy giỏi Phạm Ngọc Oanh
Khoá học sinh đầu tiên tôi làm chủ nhiệm khi được chuyển về dạy ở cấp 3 Đoàn Kết, Cô Oanh cùng các bạn nam lớp 10i sau 20 năm ra trường.
Cô Oanh cùng các bạn nữ lớp 10i sau 20 năm ra trường.
    1975 Chồng tôi được chuyển về Hà Nội, công tác ở trường sư phạm 10+2, được đoàn tụ gia đình, bắt đầu lo ổn định cuộc sống. Lúc này chúng tôi đã có 3 cháu trai, vợ chồng bàn nhau muốn có một cháu theo hướng ông ngoại, nên cứ sáng chủ nhật hàng tuần chồng tôi lại đạp xe đưa cháu Sơn con đầu lòng cuả chúng tôi đi học vẽ ở cung thiếu nhi. Khi học hết cấp 3, thích theo nghề kiến trúc của chú Yên, cháu đã thi đỗ vào trường đại học kiến trúc và trở thành kiến trúc sư.
Gia đình cháu Sơn kiến trúc sư
Gia đình cháu Hải
    Nhà có 3 con trai, vẫn thấy thiếu thiếu, vợ chồng bàn nhau : con trai lúc bé thì nó nghịch, lúc lớn nó lấy vợ thì chỉ biết có vợ thôi, nên vợ chồng mình cần có một cô con gái “chấy rận” để nó thăm nom lúc tuổi già. Năm 79 tôi sinh cháu thứ 4, ơn trời phật cháu là con gái đúng với sự cầu mong của cả nhà. Đặt tên cháu là Yến ( ở nhà gọi là Bích ), hồi học phổ thông cháu là học sinh giỏi, lên đại học đỗ vào ĐH luật HN, ra trường làm ở công ty nghiên cứu thị trường liên doanh với nước ngoài. Sau trúng tuyển lớp đào tạo thạc sỹ kinh tế  tại Đức, ban đầu vợ chồng tôi rất buồn vì có mỗi cô con gái “rượu” lại bay đi xa, nhưng thấy cháu tha thiết muốn đi du học nên đành chấp nhận cho cháu đi. Cháu đỗ thạc sỹ, đồng thời cũng đã lấy chồng, đẻ con, chồng cháu tên Việt là kĩ sư chế tạo máy, người Đức gốc Việt nên cả nhà định cư ở Đức. Cháu Việt hiện đang làm việc ở công ty ô tô Audi Ingolstadt.
Gia đình cháu Yến
    2009 Chúng tôi sang Đức thăm cháu, được các cháu đưa đi chơi Roma, Paris, Praha, thác nước Thụy sỹ …
    Chắc bố mẹ tôi nơi chín suối cũng mừng cho tôi, vì con Oanh cuả bố mẹ giờ đây không còn vất vả nữa .
     
     CHÙM ẢNH DU LỊCH 
Cả nhà đi tiễn bố mẹ sang Đức thăm cháu Yến
Thăm vườn trường của ĐH Hohenheim nơi cháu Yến học
Cửa hàng bán cây 
Đài phun nước ở trung tâm
Vườn thú Ưwilhelma : vườn xương rồng
Hoa lan
Tình bạn
Chim hồng hạc
Bể cá nước mặn
Hồ thả sen, súng
Cây nhiệt đới
Roma ( ý ) : Cửa hàng bán phù điêu
Đường phố ở Roma

Ông bà và cháu Nam Anh ( con Yến )
Hứng nước uống trực tiếp
Đấu trường
Toà thánh Vaticane
Gửi thư về nhà
Sờ chân thánh
Cháu Nam Anh "cầu chúa"
Đài phun nước Trevi nổi tiếng của Ý
Dừng chân nghỉ ngơi !
Hội bia ở Munchen ( Đức )
Thác nước Rheinffall ở Thụy sĩ
Uống nước từ vòi
Praha ( Tiệp ) đường trung tâm
Xe điện cổ
Lính canh lâu đài
Xem con rối
Tòa nhà có kiến trúc đặc biệt
Pari ( Pháp ) Đại lộ chính
Chân tháp Eiffel
Phù điêu ở chân tháp Eiffel


ANH VĨNH
THẾ GIỚI ĐIỆN ẢNH
Phạm Quang Vĩnh - Người nghệ sĩ của những công việc thầm lặng 
Cập nhật lúc 11:00, Thứ Bảy, 16/08/2008 (GMT+7)

   (TGĐA) - Trong lễ trao Giải Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2004, hoạ sĩ Phạm Quang Vĩnh vinh dự được nhận Cánh diều vàng Thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất trong phim Tiếng cồng định mệnh (đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi) và Hàng xóm (đạo diễn Phạm Lộc).
     Mỗi bộ phim là thành quả lao động nghệ thuật của cả một tập thể, ngoài các thành phần được nhiều ng­ười biết đến như­ biên kịch, đạo diễn, diễn viên... còn có những thành phần rất quan trọng khác, nhưng họ lại làm những công việc thầm lặng phía sau ống kính mà khi xem phim, không phải ai cũng nhận ra. Một trong những thành phần sáng tác đó là họa sĩ thiết kế mỹ thuật. Họa sĩ Phạm QuangVĩnh đã gắn bó với nghề thiết kế mỹ thuật tròn 40 năm nay.
    TGĐA xin giới thiệu chân dung NSƯT Phạm Quang Vĩnh để giúp bạn đọc biết thêm về sự nghiệp của một họa sĩ thiết kế có tiếng của điện ảnh Việt Nam.
http://tgda.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2008/08/20080812025412830/120820.jpg     Họa sĩ Phạm Quang Vĩnh với bối cảnh Chuyện của Pao
  Hoạ sĩ Phạm Quang Vĩnh sinh trưởng ở Hà Nội, trong gia đình có truyền thống hội hoạ. Cha anh là hoạ sĩ Phạm Hậu, cựu sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương, sau này trở thành một trong những vị tiền bối của trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Bản thân Phạm Quang Vĩnh cũng tốt nghiệp Mỹ thuật Công nghiệp, sau đó anh sang học lớp thiết kế Mỹ thuật đầu tiên của trường Điện ảnh Việt Nam do chuyên gia Liên Xô dạy ( từ 1962 đến 1964). Anh là người cùng thời với các nhà đạo diễn, quay phim, diễn viên khoá 1 của trường Điện ảnh- những người góp phần tạo dựng nền điện ảnh VN non trẻ.
    Năm 1964, Phạm Quang Vĩnh về xưởng phim Truyện Việt Nam, nay là Hãng phim Truyện Việt Nam. Từ bấy đến nay, anh đã có 40 năm tròn gắn bó với phim truyện. Với tư cách là hoạ sĩ thiết kế, anh đã tham gia khoảng ba chục bộ phim, trong đó có những tác phẩm nổi tiếng như Đường về quê mẹ (đạo diễn Bùi Đình Hạc), Chom và sa (đạo diễn Phạm Kỳ Nam), Những người đã gặp (đạo diễn Trần Vũ), Chuyện cổ tích cho tuổi 17 (đạo diễn Xuân Sơn).
    Bộ phim Ngày ấy bên sông Lam (đạo diễn Nguyễn Ngọc Trung) để lại một dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời của Phạm Quang Vĩnh. Chính trong những tháng ngày dồn tâm sức vào từng bối cảnh của phim, anh đã tìm thấy tình yêu đích thực của mình. Vẻ đẹp mộc mạc, tươi trẻ của nữ diễn viên điện ảnh khóa 2 mới ra trường Diệu Thuần trong vai o Thuỳ- cô gái sông Lam sớm theo cách mạng- đã làm xao xuyến trái tim chàng hoạ sĩ Phạm Quang Vĩnh. Và, chính tình yêu chớm nở này cũng tiếp sức mạnh cho thành công nghề nghiệp của Diệu Thuần: chị được nhận giải Diễn viên nữ xuất sắc  tại LHPVN lần thứ 6 cho vai o Thuỳ.
    Thành công nghề nghiệp đến với Phạm Quang Vĩnh tại LHPVN lần thứ 8 năm 1988, anh được trao giải Hoạ sĩ xuất sắc cho thiết kế mỹ thuật phim Thủ lĩnh áo nâu (đạo diễn Trần Phương). Bộ phim kể về cuộc đời tung hoành ngang dọc của người anh hùng núi rừng Yên Thế, cụ Hoàng Hoa Thám- trong những năm thực dân Pháp mới xâm lược nước ta. Sự công phu, tỉ mỉ và khả năng sáng tạo đã giúp cho Phạm Quang Vĩnh thành công trong việc kết hợp di tích cũ và tạo dựng cảnh mới. Nhờ vậy, thành Đề Thám do anh thiết kế trên thực đại di tích vừa đảm bảo tính chân thực lịch sử, vừa phù hợp với cách bố trí bối cảnh để quay phim.
   Trong phim Không có đường chân trời (đạo diễn Nguyễn Khánh Dư), Phạm Quang Vĩnh thể hiện được ý đồ khá độc đáo của người hoạ sĩ. Bối cảnh chính là trại lương thực của đơn vị bộ đội trong rừng sâu- nơi những người lính đã đổ mồ hôi, sức lực, hy sinh cả tuổi trẻ và cuộc sống để bảo vệ kho lương. Hoạ sĩ đã cố gắng thiết kế bối cảnh liên hoàn giữa nội và ngoại để tạo một không gian đặc quánh những mối nguy hiểm và bất trắc giữa rừng sâu triền miên suố những năm chiến tranh. Trong không gian đó, sự đối mặt của con người với hoàn cảnh, sự thử thách lòng can đảm và sức chịu đựng của các nhân vật càng được tô đậm.
    Thiết kế mỹ thuật của Phạm Quang Vĩnh cũng góp phần làm nên thành công  của Bến không chồng (đạo diễn Lưu Trọng Ninh)- một bộ phim thể hiện đậm nét và dữ dội cuộc nông thôn Việt Nam, trải dài từ hoà bình lập lại năm 1954 đến khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Để khắc hoạ những số phận sau luỹ tre làng chịu nhiều khổ đau, mất mát, hoạ sĩ đã chọn những bối cảnh lạ trong một làng còn nhiều nét cổ ở đồng bằng Bắc Bộ. Yêu cầu của phim là phải tạo một cảm giác khô cằn để làm nổi lên sự khắc nghiệt và dữ dội của cuộc sống- và hoạ sĩ đã cố gắng đưa vào phim những góc làng, những ngôi nhà không có cây xanh, căn nhà ốp đá ong xù xì của bà Hơn (Như Quỳnh) hay túp lều chắp với những chum vại, phên nứa làm vách và những cái tiểu lát nền... Bối cảnh quan trọng là cái bến nước- địa điểm để những người phụ nữ cô đơn ra ngồi tâm sự, ngóng đợi. Hoạ sĩ đã tạo cho các nhân vật một không gian phù hợp: một gốc cây gạo xù xì mà đơn độc, một mái nhà thuỷ đình với cây cầu lẻ loi...
     Phác thảo bối cảnh phim Tiếng cồng định mệnh
    Trong lễ trao Giải Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2004, hoạ sĩ Phạm Quang Vĩnh vinh dự được nhận Cánh diều vàng Thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất trong phim Tiếng cồng định mệnh (đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi) và Hàng xóm (đạo diễn Phạm Lộc).
     Không chỉ say sưa với những đề tài quá khứ lịch lử, chiến tranh, nông thôn, Phạm Quang Vĩnh vừa chứng tỏ sự am tường và tinh tế của mình ở mảng đề tài thành thị hiện đại. Ông đã  thiết kế những bối cảnh cửa hàng tơ lụa, nhà cửa Hà Nội... rất công phu cho bộ phim Hàng xóm và gần đây nhất là phần thiết kế trong phim Chuyện của Pao (đạo diễn Ngô Quang Hải).
    Phải nói rằng hoạ sĩ Phạm Quang Vĩnh đã góp phần quan trọng vào tạo hình trong Chuyện của Pao. Bối cảnh trong phim- từ các cảnh hẹp như bếp núc, giường ngủ cho tới các cảnh rộng hơn như vườn hoa cải vàng, mái ngói xam xám, cổng ngõ rêu phong, mảnh sân trước nhà đượm màu hiu hắt... đều hiện lên rất thực, rất mộc nhưng lại ẩn chứa trong đó một tâm trạng, một tình cảm gắn với nhân vật Pao. Và đặc biệt là đường nét, bố cục được tạo dựng theo một “gu” khá nhất quán. Xem phim, chẳng mấy ai ngờ rằng cái nhà sàn với bờ rào đá, vạt hoa cải vàng rộng choán hết cả khuôn hình... đều được dựng theo thiết kế của họa sĩ chứ không phải nhà thật! Hoa cải hầu hết là hoa giả, đoàn phim đã phải thuê trồng từng khóm hoa đúng như thật! Thật đến nỗi sau phim, nhiều đoàn khác du lịch lên Đồng Văn "đòi" đến thăm nhà của Pao nhưng bối cảnh đã dỡ, chẳng làm sao còn "gặp" được nhà Pao ngoài đời!
    Thành công của phim Chuyện của Pao với giải Cánh diều vàng cho phim truyện nhựa hay nhất năm 2005 có phần đóng góp rất lớn của hoạ sĩ thiết kế Phạm Quang Vĩnh!
   Cuộc sống gia đình của hoạ sĩ- NSƯT Phạm Quang Vĩnh và diễn viên- NSƯT Diệu Thuần luôn thắm thiết trong suốt 25 năm qua. Anh chị chia sẻ với nhau mọi tâm sự, mọi khát vọng trong cuộc sống và trong nghề nghiệp. Anh là trụ cột trong gia đình, chị đóng vai trò "nội tướng", lo toan thu vén chu đáo để xây nên một tổ ấm hạnh phúc mà nhiều người mong ước. Họ đã có chung một đam mê điện ảnh, và rồi dần dần, niềm đam mê hội hoạ trong anh đã "lây" sang chị. Những lúc không đi đóng phim, thời gian rảnh rỗi chị dành cho một thú vui mới là vẽ tranh. Chị vẽ nhiều tranh tĩnh vật, phong cảnh- những bức tranh mộc mạc của Diệu Thuần luôn ánh lên sắc màu tươi tắn, yêu đời và  những xúc cảm trẻ trung, hồn nhiên.
    Các con của anh chị cũng ham mê nghệ thuật từ nhỏ. Thật hạnh phúc cho hoạ sĩ Phạm Quang Vĩnh là cả hai con của anh đều theo ngành hội họa. Cậu con trai lớn - Phạm Quang Trung theo nghiệp ông nội và cha: tốt nghiệp xuất sắc khoa Đồ hoạ trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Hiện nay Trung đảm nhiệm công việc thiết kế mỹ thuật cho khách sạn Daewoo.
     Cô con gái thứ hai - Diệu Thuỳ-  lúc bé từng tham gia đóng một số phim Cô bé bên hồ, Năm ngày làm thượng đế, Duyên nghiệp... Năm nay Diệu Thuỳ thi đại học, khoa Thiết kế Mỹ thuật trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội, ngành Họa sĩ thiết kế phục trang.
    Công việc của một hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật điện ảnh thật thầm lặng, thầm lặng đến mức khi xem  rất ít khán giả có thể nhận ra được bàn tay của người hoạ sĩ thiết kế đã để lại dấu ấn nào trong mỗi cảnh phim. Bởi vì chính sự "ẩn mình" của bàn tay hoạ sĩ đã làm cho bối cảnh tự nhiên, nhuần nhuyễn và điều này tạo nên sự chân thực cho phim. Khi ấy, người hoạ sĩ thiết kế đã thành công.
     Nói thì đơn giản nhưng để đạt đến thành công như vậy, người hoạ sĩ thiết kế cần phải có  những quan sát tinh tế, sự am hiểu cuộc sống và sự tỉ mỉ, kiên nhẫn đặc biệt để có thể chọn lựa và tạo dựng được những bối cảnh vừa chân thực như cuộc sống, vừa mang nét đặc trưng điện ảnh để phục vụ tốt nhất cho mỗi cảnh quay. Phạm Quang Vĩnh có đầy đủ những tư chất ấy. Chính vì vậy mà suôt 42 năm hành nghề, Phạm Quang Vĩnh đã miệt mài, say mê đóng góp phần thiết kế mỹ thuật cho 40 bộ phim, trong đó có rất nhiều phim được trao tặng các giải thưởng Vàng- Bạc tại các kỳ LHPQG, các ký trao giải Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam và một số LHPQT.
    Năm 1993, Phạm Quang Vĩnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT. Từ đó đến anh đã tham gia hơn chục bộ phim với vai trò họa sĩ thiết kế, trong đó có 8 phim đoạt các giải thưởng Vàng, Bạc. Đặc biệt, cá nhân anh được trao giải Cánh diều vàng Thiết kế mỹ thuật  năm 2004.
   Căn nhà ở 4C phố Hào Nam của gia đình hoạ sĩ Phạm Quang Vĩnh vốn giống một ốc đảo xanh của sự bình yên và hạnh phúc sau những chuỗi ngày anh vất vả, rong ruổi theo những bộ phim. Nhưng "ốc đảo" ấy những ngày này dường như có sự xáo động. NSƯT Diệu Thuần tâm sự: chị đã khóc rất nhiều sau khi biết kết quả anh "trượt" NSND, còn anh Vĩnh thì lặng người đi, vì anh không tin những thành tích rõ ràng của mình như vậy lại không thuyết phục được Hội đồng xét nghệ sĩ!
    Vâng, Phạm Quang Vĩnh là một trong rất nhiều nghệ sĩ điện ảnh làm những công việc sáng tạo thầm lặng. Nhưng không có những đóng góp thầm lặng ấy thì một tác phẩm điện ảnh khó có thể thành hình. Bởi vậy, những người có trách nhiệm "cầm cân nẩy mực" cần đánh giá một cách đúng mức và công bằng công lao và thành tích của họ, đặt họ vào đúng những vị trí danh giá mà họ xứng đáng được đứng. Chỉ có như vậy mới xua đi những xáo động không đáng có trong lòng và trong cuộc sống của họ, trả cho họ lòng tin và niềm say mê sáng tạo.
     Hoàng Hoa
 CON TRAI LẤY VỢ 

Ngày 17/4/2011 (Tức ngày 15 tháng 3 năm Tân Mão ) Anh Vĩnh vừa tổ chức lễ cưới cho con trai: Phạm Quang Trung với Khương Thu Hiền. Đám cưới được tổ chức tại khách sạn Đông Đô – 146 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội 
Trang hoàng nhà cửa chuẩn bị đón cô dâu mới
Lối lên phòng cô dâu 
Nhập tiệc
Anh Chi định nếm thử món súp cua
Mạn đàm trao đổi
Quan sát khách mời
Cô dâu, chú rể cám ơn khách
Anh Khải tiếp bạn anh Vĩnh: anh Cường, anh Minh, anh Dân
Tiếp khách cả ngày, ba bố con chắc thấm mệt rồi
Chụp ảnh kỉ niệm
Cô dâu chú rể cao nhất nhà !
 23 / 5 / 2011
    Anh gửi yên tấm ảnh thời kỳ 1976 anh đang thực tập tại bungari. Trong ảnh có Đặng Nhật Minh, Hồng Sến, diễn viên dianop trong phim trên từng cây số và anh
Buổi gặp với tổng bí thư đảng Lào Kai-Xon-Po-Vi-Han khi đang quay phim tại Lào.
Đám cưới anh Vĩnh - chị Thuần ( 1982 ) phù dâu: Minh Châu, Lê Vân

 
NSND PHẠM QUANG VĨNH:
Người ẩn mình sau những thước phim
THẢO DUYÊN

     Một cánh đồng bạt ngàn hoa cải nơi núi rừng Tây Bắc nên thơ trong “Chuyện của Pao”, một bến nước hắt hiu, ám ảnh trong “Bến không chồng”, một khung cảnh chiến tranh khốc liệt trong “Tiếng cồng định mệnh”, những cung vua phủ chúa sơn son thếp vàng trong “Thái sư Trần Thủ Độ”… là những bối cảnh góp phần không nhỏ tạo nên thành công cho bộ phim. Tác giả của những bối cảnh phim chân thực và biểu cảm ấylà họa sĩ thiết kế mỹ thuật, NSND Phạm Quang Vĩnh. Hơn 40 năm trong nghề, ông vẫn thầm lặng, miệt mài sáng tạo sau ống kính máy quay, góp phần làm nên thành công của nhiều bộ phim truyện nhựa của điện ảnh Việt Nam…
1. Khi chúng tôi gọi điện cho NSND Phạm Quang Vĩnh, nghe đầu dây, giọng ông ngập ngừng: “Gần đây, chú chẳng làm phim gì!”. Nhưng, những ai quan tâm tới dự án phim lịch sử “Thái sư Trần Thủ Độ” đều biết ông vừa hoàn thành với vai trò tổng họa sĩ thiết kế mỹ thuật cách đây không lâu. Gần 70 tuổi, với một người như NSND Phạm Quang Vĩnh, trăn trở “không làm phim” là khoảng thời gian... vài tháng khiến những người trẻ cũng thấy nể phục. Sở dĩ dịp này ông ở nhà vì ông vẫn đang trong thời kỳ dưỡng bệnh. Sau khi dồn sức cho bộ phim về đề tài lịch sử này, ông bị đổ bệnh mấy tháng. Đã có lúc tưởng chân không đi được. Lúc này, ông đã đi lại nhúc nhắc nhưng đôi khi vẫn cần tới sự trợ giúp của cái nạng gỗ. Gần nửa thế kỷ theo nghề, năm nào cũng rong ruổi đi làm 1- 2 phim, giờ đây ở nhà mấy tháng cũng khiến ông có lúc thấy bứt rứt nhớ nghề. Nên nói chuyện gì, cuối cùng ông vẫn quay lại lĩnh vực thiết kế mỹ thuật cho phim mà ông tâm huyết gần nửa thế kỷ qua. 
    Với NSND Phạm Quang Vĩnh, bộ phim gần đây ông đảm nhiệm với vai trò thiết kế mỹ thuật là “Thái sư Trần Thủ Độ”. Ông tâm sự, đây là bộ phim lấy của ông nhiều công sức nhất nhưng bù lại, cũng mang đến cho ông những hứng thú khôn cùng. Trong quan niệm của NSND Phạm Quang Vĩnh, bối cảnh không phải là chỗ để diễn viên diễn xuất mà là một “nhân vật đặc biệt”. “Nhân vật” này không nói nhưng có khả năng phản ánh sâu sắc ý tưởng bộ phim. Phim “Thái sư Trần Thủ Độ” cũng là bộ phim lịch sử đầu tiên được thực hiện ở trường quay Cổ Loa. Từ một khoảng đất trống, NSND Phạm Quang Vĩnh đã phải vẽ hàng nghìn cảnh từ mô hình chung, toàn cảnh cho tới chi tiết. Ba năm làm phim “Thái sư Trần Thủ Độ”, ông dành hơn một năm để đọc sách, tham khảo trường quay cổ trang nước ngoài, hỏi ý kiến của các nhà sử học đầu ngành... Không có bối cảnh sẵn nên mọi cảnh quay đều phải thiết kế từ đầu.



    Ông bảo, phải tự tay thiết kế từ kiểu dáng, hoa văn trên chén uống nước đến cấu trúc hàng trăm ngôi nhà. Phim dài tập, bối cảnh diễn ra ở nhiều nơi nên ông cùng các cộng sự vẽ hàng trăm kiểu dáng nhà khác nhau. Cung vua phải khác cung hoàng hậu, càng khác nhà quan, nhà dân. Từ việc chọn rèm cửa màu gì, chất liệu gì cũng là điều không dễ dàng. Công việc đỏi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và khả năng sáng tạo của mỗi nghệ sĩ. NSND Phạm Quang Vĩnh chia sẻ, bắt tay vào làm phim lịch sử mỗi họa sĩ phải có một cách cảm nhận và thể hiện khác nhau. Làm đẹp, phù hợp không sao nhưng xấu, phản cảm thì họa sĩ sẽ bị phản ứng ngay. Ông cũng quả quyết, sáng tạo thế nào thì sáng tạo nhưng phải ra hồn Việt. Nói rồi ông cho chúng tôi xem ví dụ một bối cảnh ở trường quay cổ trang nước ngoài. Nếu để nguyên, sẽ mang đậm màu sắc dân tộc đó nhưng để phục vụ cho một cảnh quay phim Việt, ông cùng các cộng sự kỳ công lắp thêm đầu rồng, thay cửa bằng hoa văn truyền thống là ra ngay tính chất Việt Nam
    NSND Phạm Quang Vĩnh là người giữ vai trò họa sĩ chính của nhiều phim Việt Nam nhất cho đến thời điểm này. Ông sinh  năm 1944 tại Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống về hội họa. Cha ông là họa sĩ Phạm Hậu, cựu sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương (cùng thời với những họa sĩ nổi tiếng như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí)... Sau này, họa sĩ Phạm Hậu còn là một trong những giảng viên tiền bối của Trường Mỹ thuật Công nghiệp. Phạm Quang Vĩnh cũng tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, sau đó tham gia lớp học thiết kế Mỹ thuật đầu tiên của trường Điện ảnh do các chuyên gia Liên Xô (cũ) giảng dạy. Năm 1964, họa sĩ Phạm Quang Vĩnh về công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam. Sau 3 năm về Hãng, năm 1967, họa sĩ Phạm Quang Vĩnh đã đánh dấu tài năng của mình với vai trò họa sĩ chính trong phim “Biển gọi”. Từ đó đến nay, hầu như năm nào ông cũng đảm nhiệm vai trò họa sĩ thiết kế từ 1 tới 2 phim truyện nhựa và chưa bao giờ ngừng nghỉ.
2. Khi cuộc sống ngày càng công nghiệp hóa, cảnh vật bị “bê tông hóa” và trường quay chuyên nghiệp vẫn là mơ ước xa vời của những nhà làm phim thì công việc của những họa sĩ thiết kế mỹ thuật càng vất vả, nhất là những phim có bối cảnh xưa cũ. Cho đến giờ, những ngày đi tìm cảnh quay cho phim “Bến không chồng” (đạo diễn Lưu Trọng Ninh) vẫn hằn sâu trong ký ức NSND Phạm Quang Vĩnh. Ròng rã mấy tháng trời ở khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn không thể tìm được một bến nước mang không khí xa vắng, quạnh hiu như trong kịch bản. Cuối cùng, đoàn làm phim đành phải quay ở 3 nơi: Làng gốm Phù Lãng, Chùa Thầy và Đình Sơ. Trong đó, bến nước dưới gốc cây gạo trong phim chính là bến nước ở Chùa Thầy. Để mang dấu tích cổ xưa, ông quyết định thiết kế lại bậc bằng gỗ rồi dán gạch lên trên, sau đó cho mài nhẵn. Sau này xem phim, không ít khán giả ám ảnh bởi bối cảnh mà họa sĩ tạo nên trong phim này. Đó là một bến nước cô đơn như tâm trạng của những người đàn bà nơi đây với gốc cây gạo xù xì, đơn độc, một mái nhà thủy đình với cây cầu lẻ loi... Để làm “nổi” sự khô cằn, khắc nghiệt của cuộc sống nơi đây, ông quyết định mua 20 xe đá ong để làm căn nhà của bà Hơn. Còn căn nhà ông Vạn - nhân vật chính của phim, NSND Phạm Quang Vĩnh thiết kế đó là căn nhà chắp vá bằng những bức tường chum lọ, phên nứa và những cái tiểu sành lát nền như cuộc đời chắp vá, số phận trớ trêu của người đàn ông này.
    Là một họa sĩ thiết kế có tiếng nhưng - như NSND Phạm Quang Vĩnh chia sẻ - ông đặc biệt có sự hứng thú với những đạo diễn trẻ. Sự thành công của “Chuyện của Pao” (bộ phim đầu tay của đạo diễn Ngô Quang Hải) có sự góp sức rất lớn của phần thiết kế mỹ thuật. 

     Xem “Chuyện của Pao”, khán giả thật khó quên một vườn hoa cải vàng rực trước nhà Pao, mái ngói xanh xám, hàng rào đá, cổng ngõ rêu phong... một phong cảnh không chỉ đậm chất Tây Bắc mà còn ẩn chứa trong đó tâm trạng của Pao. NSND Phạm Quang Vĩnh chia sẻ, khi bắt tay vào làm phim “Chuyện của Pao”, ông cùng đoàn làm phim có nhiều tháng trời lang thang khắp tỉnh Hà Giang. Nhưng khó là chỗ được nhà thì không được cảnh và ngược lại. Cuối cùng, khi chọn được vị trí phù hợp, ông đã phải dựng lại hoàn toàn nhà của Pao. 

    Để có bức tường rào đá, đoàn làm phim phải mua 20 xe ben đá xếp thành tường, sau đó phun rêu. Cánh đồng hoa cải nhìn như thật trong phim thực ra được làm từ 4.000 bông hoa bằng lụa. Căn nhà sàn của Pao cũng được dựng bằng gỗ kéo từ... Hà Nội lên. Bởi vì, nếu mua gỗ ở Hà Giang, phần lớn là gỗ tươi, chưa qua giai đoạn cưa, xẻ, phơi nên không đảm bảo chất lượng. NSND Phạm Quang Vĩnh sáng tạo thêm chi tiết căn phòng nhỏ của Pao có cửa sổ nhìn ra cổng, góp phần diễn tả tâm trạng Pao rất hiệu quả. Sau này, nhiều đoàn du lịch lên Đồng Văn cứ hỏi địa chỉ để đến thăm nhà Pao, nhưng căn nhà ấy đã được dỡ, trả mặt bằng cho địa phương. Riêng bức tường đá được ông trưởng bản tặng cho các gia đình ở bản đó làm kỷ niệm.
    Tình yêu nghề và sức sáng tạo không ngừng nghỉ đã mang đến cho NSND Phạm Quang Vĩnh nhiều giải thưởng về thiết kế mỹ thuật. Ngay từ năm 1988, tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8, Phạm Quang Vĩnh đã được trao giải Họa sĩ xuất sắc cho phim “Thủ lĩnh áo nâu” (đạo diễn Trần Phương). Năm 2004, tại giải thưởng Cánh diều vàng, Phạm Quang Vĩnh vinh dự được nhận 3 giải cá nhân cho các phim “Tiếng cồng định mệnh”, “Hàng xóm” và “Hà Nội, Hà Nội”. Khả năng thiết kế mỹ thuật của ông không chỉ ở mảng phim lịch sử, chiến tranh, nông thôn mà còn ở mảng đề tài thành thị. Ở phim nào, ông cũng khẳng định dấu ấn sáng tạo riêng. Mỗi bộ phim là một cuộc hành trình, là một lần khả năng sáng tạo được phép phát huy với mong muốn mang đến cho khán giả những gì chân thực, sống động và biểu cảm nhất. Nhưng mỗi bộ phim qua, ông lại thấy tiếc vì giá như có thể “được làm lại”!
    30 năm qua, bên cạnh NSND Phạm Quang Vĩnh luôn có sự chăm sóc của vợ ông - NSƯT Diệu Thuần. Ông bảo, trong sự thành công của ông ngày hôm nay, có công lao rất lớn của người vợ hiền. Là một trong những nghệ sĩ tốt nghiệp khóa 2 của trường Đại học Sân khấu điện ảnh, vai o Thùy trong phim “Ngày ấy bên sông Lam” không chỉ mang về cho NSƯT Diệu Thuần giải Diễn viên xuất sắc nhất mà còn là mối lương duyên đưa họ đến với nhau. Vẻ đẹp dịu dàng nền nã và diễn xuất tự nhiên, chân thực, NSƯT Diệu Thuần hoàn toàn có thể tiến xa hơn nữa trong con đường nghệ thuật. Nhưng, nghệ sĩ Diệu Thuần đã tình nguyện trở thành hậu phương vững chắc, chăm sóc con cái để ông yên tâm với những chuyến đi đằng đẵng trong sự nghiệp của mình. Gần 30 năm bên nhau, gia đình ấy chưa bao giờ vơi tiếng cười hạnh phúc. Tài năng hội họa của cha, niềm đam mê điện ảnh của cả cha và mẹ đã kết tinh ở những người con. Hai người con của vợ chồng NSND Phạm Quang Vĩnh và NSƯT Diệu Thuần đều tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Công nghiệp và tiếp bước mẹ cha phục vụ trong ngành Điện ảnh

CHÚ HIỀN
     Là em út trong nhà, tính tình hiền lành, đúng với tên bố mẹ đặt cho. Hiền kém tôi 2 tuổi, tuổi Sửu (1949) hai anh em chơi thân với nhau từ bé, chắc cũng bởi cùng là bé nhất nhà mà. Hiền chịu tôi lắm, các trò tôi bày đều có Hiền tham gia, nhất là những buổi tối mùa Hè, sau khi học xong, có nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cùng đi bắt châu chấu, cào cào, đổ dế…có lần hai anh em đi bắt ve sầu non đang lột xác về bỏ trong màn, sáng sớm ve kêu inh ỏi khiến cả nhà tỉnh giấc, bị mẹ phạt vì tội để ve sầu làm bẩn màn…thật đúng là tuổi thơ sướng thật.
    
    Thời kỳ sơ tán, hai anh em mỗi người một nơi, cứ thứ bẩy được về nhà tha hồ có chuyện để kể. Buồn cười nhất, Hiền kể cho mẹ nghe, tối nào cậu chủ nhà cũng rủ anh Hiền vào ngủ chung cho ấm, mẹ ngạc nhiên vì hình như cậu ta có vợ rồi cơ mà! Vâng! Thế vợ nó nằm đâu? Dạ nằm phía bên kia còn con nằm bên này! Trời ạ cậu em vô tư và thơ ngây thật.
    Hiền thuộc loại đẹp trai, cao ráo nên có nhiều cô mê lắm. Ngày Hiền có cô bạn trường Y, không ngờ cô ta lại học cùng tôi thời phổ thông tức là hơn Hiền 2 lớp! Hiền vẫn tỉnh bơ như không có chuyện gì. Vô tình một hôm gặp hai anh em cùng đi ngoài phố, cô ta hỏi: thế Hiền quen anh Yên à! Biết Hiền trả lời gì không: à anh ấy là hàng xóm ở cùng nhà đấy mà! Thế có tức không.
    Còn với cô Hương bây giờ thì nhiều chuyện để kể. Thời kì đang yêu, một hôm hắn rủ ông anh cùng đi chơi với bọn hắn. Lên nhà Hương, đỗ xe dưới đường mà chẳng thấy hắn gọi gì cả! lúc đó làm gì có điện thoại nhà chứ đừng nói đến điện thoại di động, hỏi hắn chỉ cười cười. Một lúc sau bỗng thấy Hương ta xuất hiện, tài thật, không biết anh chị hẹn hò kiểu gì mà giỏi thế.
    Thỉnh thoảng sau buổi đi chơi về, hắn lại sang phòng tôi mang theo lúc thì gói ô mai, lúc mứt gừng, mứt bí…Hỏi ở đâu hắn khoe: Hương làm đấy! ngon không. Sau này khi về nhà chồng, nhắc lại chuyện này Hương ta cười: Là mua của nhà hàng xóm đấy ạ!
    Thời kì này đi chơi với “bồ” thì chỉ có xe đạp thôi, cứ đạp lòng vòng hết phố này đến phố nọ, hoặc tạt vào quán giải khát, nhưng hắn thì không, lấy tâm điểm là nhà mình, sau một hồi đạp xe, hai đứa lại tạt về nhà. Hắn bắt “bồ” đứng đợi ngoài cổng, còn hắn vào uống nước, “giải phóng năng lượng” rồi lại đi chơi tiếp! sau này biết chuyện Hương ta than trời vì lúc đó cũng không hiểu vì sao đang đi chơi hắn lại đòi tạt về nhà, mà cũng chẳng thấy hắn mời mình vào quán giải khát bao giờ!!!
    Một tối, gần tết, đi chơi về Hiền sang tôi: Có lẽ em lấy vợ anh ạ! Rồi hắn kể, hôm nay em lên nhà Hương, bố Hương mời vào để nói chuyện. Nội dung là hai đứa “tìm” và đã “hiểu” quá rồi, nếu không tiến tới thì…chấm dứt! hai anh em thân nhau mà nên Hiền muốn hỏi ý tôi trước khi nói với bố mẹ. Tôi hoàn toàn đồng ý với việc lấy vợ cuả chú Hiền. Thế là chú Hiền em út lấy vợ, đây là đám cưới thứ 2 sau anh Khải, còn tôi và anh Vĩnh còn ế, có buồn không.
Gia đình chú Hiền ( 1984 - 1985 )
    Hai vợ chồng Hiền cùng dạy học ở mạn Văn Điển nhưng không cùng trường. Học sinh là người điạ phương tuy học không giỏi nhưng rất ngoan. Ngày nhà giáo Quốc tế 20/11 được dịp lên thăm thầy cô, học sinh sướng lắm, chúng đi thành từng tốp nên cô Hương và chú Hiền phải tiếp suốt ngày. Chúng mang qùa quê lên tặng thầy cô, đứa chục trứng gà, đứa nải chuối, có em còn mang cả vài cây mía, đúng là cây nhà lá vườn, làm cả nhà cứ cười mãi, nhìn chúng ngây thơ, dễ thương thật.
    Chị Ngà kể: có một lần chị rủ Hiền lên nhà chị Nga để xem một ông thầy tướng số, giỏi lắm. Về chuyện này thì bà chị tin lắm. Khi xem cho mọi người xong, đến chú Hiền, thầy phán: cậu này hiện nay sống an nhàn ( chắc là nghề anh giáo thì an nhàn thật ) không có tiền nhiều, nhưng sau này cậu sẽ sướng lắm, sướng hơn cả bố cậu!!! Nghĩ lại bây giờ chị cứ bảo sao ông thầy bói giỏi thế, ai có thể biết trước được chú Hiền sẽ sướng nhỉ!!!
    1990 Ngày gia đình chú Hiền lên đường đi Mỹ theo diện bảo lãnh của gia đình cô Hương, Hiền tâm sự với tôi: Em lo qúa, chưa bao giờ đi xa, mà lần này thì đi xa qúa, em định ở lại, không đi nữa cho mấy mẹ con nó đi thôi…tôi cười: điên à, lo gì mà lo, đi đoàn tụ gia đình chứ có phải đi sơ tán đâu, mà lại sang tận Mỹ nơi mọi người mơ ước cũng chẳng được, rồi nó quen thôi em ạ. Thế là chia tay nhau, kết thúc thời hai anh em đi đâu cũng rủ nhau.
    2005 Hiền có làm thủ tục bảo lãnh mời gia đình tôi sang thăm, xong vì đang bận làm ăn nên chưa thu xếp được. 2007 Hiền lại làm giấy bảo lãnh lần 2, và lần này cũng chưa thu xếp được. Mà tôi biết, mỗi lần như vậy, Hiền cũng mất công, phải làm các thủ tục chứng minh về kinh tế, bảo hiểm, tài sản, đủ điều kiện đảm bảo cho người được mời thì phía Mỹ mới xét duyệt.
    2009 Cả nhà tôi quyết định sang Mỹ thăm chú Hiền, lần này theo tư cách đi du lịch, kết hợp thăm thân nhân. Vì thế phía Mỹ sẽ kiểm tra phía bên tôi chứ không cần xem xét bên chú Hiền. Hôm lên phỏng vấn, có hơi lo vì là đi cả nhà không biết họ có chịu không. Theo kinh nghiệm mà bên du lịch cho biết, tốt nhất cứ mang theo giấy tờ, chứng minh tài sản mình có, để họ thấy khả năng của mình. Đến lượt nhà này vào phỏng vấn thì đã có một lô trường hợp phía Mỹ không chấp thuận với nhiều lí do nên cũng lo. Sau khi xem xét hộ chiếu cuả cả nhà, thấy đã đi du lịch qúa nhiều nước, nên tay Mỹ tươi cười hỏi vài câu xã giao và hỏi dự kiến ở lại Mỹ bao lâu, nghe nói 1 tháng anh ta bảo sao ít thế! Và chấp nhận việc vào Mỹ của cả nhà mà còn lịch sự chúc chuyến đi chơi vui vẻ! Thế là xong phỏng vấn mà mọi người cứ lo âu. Họ đúng là “trông mặt mà bắt hình dong” nhìn qua con người và tấm hộ chiếu, họ biết ngay thực chất việc vào Mỹ của nhà này mà không cần phải chứng minh bằng tài sản hay một thứ gì khác. Thế là lên đường sang Mỹ thăm chú Hiền sau gần 18 năm xa cách. 
Thăm nhà chú Hiền tại Mỹ ( hè 2009 ) 

Sau 2 tuần đi thăm các khu vực thuộc bờ Đông nước Mỹ. Cả nhà rời đoàn, bay về bờ Tây để về thăm nhà chú Hiền. Cũng phải mất 6 giờ bay từ bờ Đông mới tới sân bay Los Angelet thuộc bờ Tây nước Mỹ. Chú Hiền và Cháu Lương đón cả nhà ngay tại chỗ nhận hành lý, tay bắt mặt mừng, lên xe cháu Lương lái sau 1 tiếng về đến nhà.
Nhà chú Hiền 

Nhà chú Hiền được gần 500 m2, nhà chỉ được xây triệt không lầu theo luật nước Mỹ, để phòng động đất. khung nhà bằng gỗ, tường thạch cao, thảm nào khi về thăm nhà, chú Hiền cứ khen sao nhà VN xây chắc chắn thế.
Phòng khách nhà chú Hiền
Chăm sóc cây cảnh 

Chiều đi làm về, cô Hương vào bếp lo cơm nước, chú Hiền dọn dẹp sân vườn và chăm sóc, tưới cây. Cô Hương bảo tất cả việc nhà phải tự làm lấy. Vì thuê người nhà vô cùng phiền phức và tốn kém,  tiền mình đi làm  không đủ trả lương cho họ! Chú Hiền cũng được hưởng cái gien mê sân vườn của ông. Nên sang Mỹ bận thế vẫn chơi cây cảnh, mà ở vùng này mưa chỉ có vài ngày trong năm, không lo tưới tắm là cây chết liền. Chú Hiền nói: mọi việc tụi em lo lấy, quen rồi, vì mình không dọn thì cái lá rụng xuống ở đâu sau một tuần vẫn nằm nguyên đấy! Chính vì thế cô Hương bảo ở VN sướng quá tha hồ thuê người làm, không ưng là cho nghỉ, chứ ở đây mình đuổi họ là họ đi kiện ngay!!! Sợ chưa.
Thăm nhà bố mẹ cô Hương 

Sang thăm nhà bố mẹ cô Hương, ông bà còn khoẻ và đẹp lão lắm. Đặc biệt hai cụ gần 90 rồi mà vẫn minh mẫn, bao nhiêu chuyện xưa chẳng quên chuyện nào. Nước Mỹ chăm sóc người già  thật tuyệt vời, ai đi làm, đủ tuổi về hưu, đóng bảo hiểm đầy đủ là nhà nước có nhiệm vụ chăm sóc khi họ về nghỉ. Từ nơi ăn, chốn ở, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ, tất cả bảo hiểm lo cho đến cuối đời không mất một đồng nào. Thế mới là bảo hiểm chứ.
Chaú Hoa Vy tổ chức sinh nhật bác Yên ( 28/7 )  tại nhà hàng, có cả vợ chồng cháu Minh con cô Khánh 

Sinh nhật tôi vào tháng 7, tôi cứ đùa nói với mẹ: Mẹ sinh con vào mùa nước lũ, nên năm nào đi chống  lũ lụt là con nhớ ngay sắp đến sinh nhật mình. Bây giờ lại hóa hay, vì cứ đến tháng 7, khi Bửu Tâm nghỉ hè, cả nhà lại đi du lịch. Và hình như trời thương, bù lại cho những ngày sinh nhật trên đê, bây giờ được tổ chức sinh nhật tận nước ngoài cơ đấy!!! oai không. Cháu Hoa Vy đứng ra tổ chức sinh nhật mừng bác Yên tại nhà Hàng.
Cầu tàu nơi chú Hiền hay ra câu cá giải trí 

Chú Hiền có thú vui là những ngày cuối tuần, nghe đài dự báo có luồng cá về, là chú chuẩn bị dụng cụ đi câu cá buổi tối. Chỗ câu cách nhà không xa chỉ 15 phút ô tô, chỗ câu rất đẹp, có đường cầu dẫn ra biển, mà còn rất vui, là phải tranh nhau với lũ hải cẩu dưới nước, câu được cá rồi, không kịp kéo lên là chúng nhảy ra tớp liền, đứt cả dây câu! Thật ly kì và thú vị
Thưởng thức món cua Canada 
 
Hôm cô Hương mời cả nhà thưởng thức món cua Canada. Con cua mới to làm sao hơn đứt cua bể mình, mỗi con đặt vừa khít một cái đĩa lớn. Mà có điều đặc biệt là tôi bị bệnh gút, mỗi lần ăn cua là bị đau chân liền, phải có sẵn thuốc để trị. Thế mà lần này ăn cả con cua to đùng, lại còn chén cơm với gạch cua nữa, chờ biểu hiện có cơn đau để uống thuốc mà chẳng thấy gì! Hay là cua Canada khác cua Việt Nam?
Khách sạn Trump tại Las Vegas 

Khi biết tin nhà anh Yên sang thăm, chú Hiền xin nghỉ hẳn 2 tuần để đưa cả nhà đi chơi, nên sướng lắm muốn đi đâu là chú Hiền đưa đi ngay. Hôm cuối tuần, cô Hương được nghỉ nên cả hai nhà đi chơi Las Vegas 2 ngày. Phải đi ôtô mất 6 tiếng do Thom, chồng của Hoa Vy lái. Thế giới cờ bạc chẳng đâu bằng Las Vegas, cả một thành phố hiện đại nhất dành cho việc “đỏ đen”. Không giống khách sạn ở sòng bài trên cao nguyên Genting cuả Malaysia. Khách sạn ở Las Vegas sang trọng lắm. Cả nhà nghỉ ở khách sạn Trump ở Las Vegas.
Trong sòng bài ở Las Vegas 

Đi chơi Las Vegas chẳng là dân ham cờ bạc, nên mỗi người đánh với máy chơi cờ cho vui, thua ở máy này, nhảy sang máy khác lại thắng, cuối cùng là “huề”. Buồn cười nhất là chơi bài chán rồi, đang chuẩn bị ngừng thì bỗng thấy một cô, người Mỹ lai, người cuả sòng bài ra hỏi Bửu Tâm bao nhiêu tuổi. BT thật thà trả lời 12 tuổi, cô ta cảnh cáo, trẻ em dưới 15 tuổi không được bước chân vào khu vực chơi bài, có thể bị phạt tới vài trăm USD!!! Sợ quá BT vội rời chỗ ngay.
Đại sảnh khách sạn Trump
Vợ chồng Hoa Vy và Lương con chú Hiền 

Thường bữa cơm trưa, đang cùng chú Hiền đi chơi hoặc đi mua sắm nên tiện đâu ăn đấy. Còn chiều thì ăn ở nhà, nên bữa chiều vui lắm, vừa chuẩn bị cơm vừa tranh thủ nói chuyện. Đến bữa cô hương phải đề nghị giảm nói để còn ăn, và còn biết món nào ngon mà khen đầu bếp chứ! Mà bữa tối nào cũng vậy, ăn xong mải trò chuyện chợt nhìn đồng hồ đã 10 giờ đêm rồi, mà mùa này đang là mùa ngày dài đêm ngắn nên nhìn ngoài trời cứ tưởng mới 8 giờ.
Dòng biển lạnh gần nhà chú Hiền nên chỉ ra chơi câu cá mà không tắm được
Ở Hollywood 

Đến Mỹ mà không đi thăm kinh đô điện ảnh Hollywood thì thật đáng tiếc. Tại đây tạo dựng lại tất cả những màn diễn độc đáo nhất mà chỉ Hollywood mới có được. Người xem được nhìn tận mắt những pha lật ô tô, pha thác lũ đổ vào đường hầm, hay cá mập lao lên cắn người… tất cả đều nhờ kỹ thuật điện ảnh ở trình độ cao siêu nhất.
Hoa Vy và Thom với nhân vật "người khổng lồ xanh"
Vợ chồng Vy và Tâm cùng chơi trò chơi cảm giác mạnh 

Nghe dụ vào tham dự cuộc phiêu lưu với phim “xác ướp Ai Cập” cùng Bửu Tâm và chú Hiền mà Tởn đến già. Tim gan ruột như lộn hết ra ngoài do ngồi trên con tàu tốc hành chui xâu vào lòng đất với những pha đổ dốc, quay ngược, quay xuôi, cùng với sự xuất hiện những nhân vật trong phim, khi tàu lên trở lại mặt đất còn được vỗ tay vì đã trở về an toàn!!!
Thăm phố Tàu tại Los Angerlet 


Đi chơi các nước, tôi luôn tìm đến phố Tầu tham quan và để sưu tầm tranh thuỷ mạc. Chú Hiền vui vẻ đưa cả nhà đi vào thăm phố Tầu cách chỗ ở 2 giờ ô tô. Có cái rất ấn tượng về kiến trúc, không cần giới thiệu đã biết ngay là đến phố Tầu rồi. Đó chính là điểm kiến trúc VN chưa làm được. Tôi cũng thoả mãn mua được vài bức tranh thuỷ mạc ưng ý. Còn có chuyện vui nữa, mấy anh em rủ nhau vào nhà hàng Tầu ăn trưa. Cả nhà lại ồ lên vì các món ăn lại làm nhớ lại các món ăn Tầu đã được thưởng thức ở các nước tại nhà hàng Tầu. Chúng cũng mang đặc điểm riêng chỉ có Tầu mới có.
Trung tâm Las Vegas
Dạo bộ Las Vegas
Anh em tri kỷ 

Thời gian cũng đã đến lúc phải chia tay nhau. Hai anh em cùng nhớ lại ngày xưa, cái thời còn nhỏ xíu, cho đến hồi sơ tán, cùng sống trong thời bao cấp, tận cùng của cái khổ, cái thời “ngồi đáy giếng” nghe tin tức người ta nói cho về nước Mỹ, sao thấy nó “xấu xa” thế. Giờ không tin nổi, là có ngày hai anh em lại cùng ngồi trên nước Mỹ “xấu xa” đó để ngẫm lại cuộc đời mới biết đâu là thật, đâu là giả. Tạm biệt gia đình chú Hiền, cô Hương, cám ơn  sự chăm sóc chu đáo và thân thiết của gia đình, hẹn ngày gặp lại nhé.
 Chú Hiền chụp ảnh bên hai bức tranh của ông trong bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, trong dịp về thăm nhà 2007.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét